Bạn sẽ không thể biết việc xếp hạng cho một từ khóa cụ thể khó như thế nào, nếu không tiến hành phân tích SERPs (SERP Analysis) của Google trước. Hoặc, bạn cũng có thể khiến trang Web của mình bị thất bại, nếu dồn tất cả tài nguyên vào một từ khóa chính vượt quá sức.
Bởi vậy, việc tiến hành phân tích SERPs đóng một vai trò quan trọng, nó sẽ giúp bạn hiểu điều gì là hiệu quả và điều gì là không hiệu quả đối với một từ khóa cụ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn biết các mẹo và công cụ để phân tích SERPs của Google.
Mục lục
Phân tích SERP là gì?
Phân tích trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) chính là thực hành phân tích các trang xếp hạng hàng đầu cho một từ khóa mong muốn của bạn, để tìm ra các cơ hội giúp xếp hạng cho từ khóa này, đồng thời giúp xác định những khó khăn để có kết quả xếp hạng tốt cho trang Web.
Một phân tích SERP yêu cầu bạn:
- Tìm kiếm từ khóa mong muốn.
- Đánh giá các trang web được xếp hạng hàng đầu.
- Xác định xem từ khóa đó có liên quan đến trang web của bạn hay không.
- Xác định cách bạn có thể làm để xếp hạng cho từ khóa này.
Thực tế, bạn sẽ cần phải làm nhiều hơn những gì bạn cần làm để có thể xếp hạng, vì các đối thủ cạnh tranh của bạn đang nỗ lực làm việc hàng ngày, hàng giờ để duy trì những thứ hạng này.
>> Tham khảo: SERP là gì? Khám phá chi tiết về Search Engine Results Page
Cách phân tích Google SERP
Việc phân tích Google SERPs sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về từ khóa và khả năng xếp hạng của trang web cho cụm từ đó. Từ đó, bạn sẽ nhận ra:
- Các từ khóa mở rộng mà bạn có thể cố gắng để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
- Cơ hội mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang bỏ lỡ chúng.
- Các ý tưởng về nội dung.
Một vài công cụ hữu ích sẽ giúp bạn xem xét các liên kết của trang, số lượng các liên kết ngược từ bên ngoài và nhiều yếu tố khác, như:
- Semrush
- Ahrefs
- Moz
Tiến hành đặt từ khóa của bạn vào các công cụ này, nó sẽ cho bạn thấy vô số thông tin trên các trang xếp hạng hàng đầu.
Ví dụ: trên Ahrefs, tôi vừa tiến hành tìm kiếm “SEO” và kết quả là:
“What is SEO” của Search Engine Land được xếp hạng #2 và hiển thị các số liệu thống kê sau:
Để từ khóa này có một xếp hạng tốt, bạn cần phải có ngân sách lớn, trang web có độ uy tín cao và các chiến dịch backlink hợp lí.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét đến các yếu tố khác khi tiến hành phân tích SERP, như:
- Mục đích tìm kiếm.
- Loại xếp hạng nội dung.
- Sự cạnh tranh.
>> Tham khảo: SEO là gì? Những thông tin cơ bản về SEO
Mục đích tìm kiếm
Mục đích tìm kiếm có thể được xác định bằng các bố cục và loại trang khác nhau mà bạn tiến hành truy cập. Dưới đây là một vài mục đích tìm kiếm, như:
- Thương mại: Người dùng đang tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra một quyết định mua hàng.
- Thông tin: Người dùng đang cố gắng tìm các giải pháp cho vấn đề của họ và họ đang tự học.
- Điều hướng: Người dùng đang cố tìm kiếm một thương hiệu hay một trang web mà họ đã biết từ trước.
- Giao dịch: Người dùng đang muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nếu phân tích kĩ 4 mục đích trên, bạn sẽ nhận ra rằng, từ khóa “SEO” có mục đích giúp cung cấp thông tin, vì tất cả các kết quả được xếp hạng hàng đầu đều nhằm mục đích giáo dục, đưa thông tin cho độc giả của họ. Chính vì vậy, để vượt qua đối thủ cạnh tranh, mục tiêu của bạn là giáo dục người dùng.
Các trang web có thể trông giống như thế này:
Hướng dẫn bắt đầu SEO của Google
Hướng dẫn SEO là gì của Search Engine Land
Nếu bạn thay đổi từ khóa thành “sách về SEO”, bạn sẽ thấy trang Amazon được xếp hạng, lúc này từ khóa “sách về SEO” có mục đích giao dịch, vì trang Amazon được thiết kế để bán các sản phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi từ khóa thành “Sách SEO trên Amazon”, thì đây sẽ được coi là từ khóa điều hướng, vì người dùng đang tìm kiếm những cuốn sách này trên trang Web Amazon.
Như vậy, mục đích tìm kiếm đóng vai trò rất quan trọng, bởi nó sẽ quyết định trang Web của bạn trông như thế nào, như:
- Cách trình bày.
- Dẫn đường.
- Cá nhân hóa.
- Các thiết bị phổ biến được sử dụng để truy cập trang web.
Sau khi phân tích mục đích tìm kiếm, bạn nên tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của trang web, thiết kế UI/UX và cả nội dung.
Loại xếp hạng nội dung
Thông thường, với một từ khóa nhất định bạn sẽ tìm thấy một mảng xếp hạng nội dung. Với từ khóa “sách về SEO”, có rất nhiều loại nội dung đang được xếp hạng, như:
- Cửa hàng thương mại điện tử.
- Danh sách các quyển sách.
- Hướng dẫn.
- Đánh giá sách.
Từ khóa “sách về SEO” này dễ xếp hạng hơn nhiều so với từ khóa “SEO” và bạn có thể tiến hành tạo các loại nội dung tương ứng để đáp ứng nhu cầu của người dùng khi tìm kiếm từ khóa này.
Khi bạn tiến hành phân tích SERP, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu nội dung nào hiện đang phù hợp với đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn có thể tạo một hướng dẫn bằng video về những cuốn sách hàng đầu, đi kèm với bài viết danh sách các quyển sách hoặc bài đánh giá của bạn.
Chỉ sau vài phút phân tích SERP, bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin, như:
- Độ khó của từ khóa.
- Hồ sơ liên kết ngược.
- Mục đích tìm kiếm.
- ý tưởng nội dung hoặc các loại để sử dụng.
Đôi khi, bạn còn có thể tìm thấy xếp hạng video cho một từ khóa nhất định, lúc này bạn nên tiến hành nhắm mục tiêu lưu lượng truy cập thông qua YouTube.
Hãy ghi lại các đặc điểm đặc trưng của các trang được xếp hạng, bởi bạn có thể tận dụng nó cho quá trình tạo nội dung của mình, như:
- Xếp hạng.
- Kết quả mua sắm.
- Mọi người cũng hỏi.
- Đoạn trích nổi bật.
- Hình ảnh.
Bạn có thể tiến hành nhắm mục tiêu từ khóa đó từ mọi góc độ, cũng như tạo lưu lượng truy cập từ tất cả các nguồn.
Sự cạnh tranh
Bạn đã thực hiện việc phân tích cơ bản các trang web được xếp hạng hàng đầu, và đây là lúc để xem kĩ hơn. Đầu tiên bạn cần phải nhìn vào những yếu tố sau:
- Độ khó của từ khóa.
- Liên kết ngược bên ngoài đến toàn bộ tên miền.
- Liên kết ngược bên ngoài đến trang.
- Cơ quan quản lý tên miền/cơ quan trang (hoặc tương tự).
- Sự hiện diện của tên miền hàng đầu.
- Tín hiệu xã hội
Bạn nên dành thời gian để phân tích trang Web cạnh tranh, tìm hiểu về loại nội dung đang được tạo, độ dài, cách tối ưu hóa trên trang thích hợp, định dạng, hình ảnh hay cả cách sử dụng video.
Khi bạn phân tích các trang web cạnh tranh, bạn có thể tìm thấy cơ hội để tạo ra những nội dung tốt hơn hoặc sử dụng SEO trên trang và các kỹ thuật để cải thiện tỷ lệ xếp hạng cho từ khóa đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định khoảng cách nội dung trong chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh để có thể cải thiện tỷ lệ xếp hạng của bạn cho từ khóa.
Tuy nhiên, nếu toàn bộ trang đầu chứa đầy những đối thủ cạnh tranh lớn, thì có lẽ đây là lúc bạn nên tiến hành tìm một từ khóa mới để nhắm mục tiêu.
Ví dụ: nếu các kết quả hàng đầu bao gồm các trang web lớn như Google, Microsoft, Apple và Wikipedia, thì bạn sẽ rất khó để có thể vượt qua chúng.
Sử dụng phân tích SERP trong chiến lược SEO và nội dung
Bạn có thể xếp hạng cho một từ khóa cụ thể trong phạm vi ngân sách, bạn cần làm:
- Tạo các nội dung sâu hơn và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của bạn.
- Tập trung nhiều vào các nội dung mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang bỏ qua.
- Cải thiện on-page và SEO kỹ thuật.
- Xem hồ sơ backlink của các trang web được xếp hạng hàng đầu và xem liệu có cơ hội nào để tiến hành sao chép các backlink đó không.
Nếu kết quả tìm kiếm bao gồm các đoạn mã phong phú, thì đây là lúc bạn nên kết hợp dữ liệu có cấu trúc vào trang web của mình.
Ngay cả khi bạn không được xếp hạng cao như đối thủ cạnh tranh thì hãy sử dụng các mẹo nhỏ để tăng tỉ lệ nhấp vào trang, như việc sử dụng hình ảnh của một trong những cuốn sách đang được xếp hạng hàng đầu trong SEO.
Khi các trang hoặc trang web cũ hơn đang được xếp hạng trong 10 kết quả hàng đầu, chúng thường chưa triển khai dữ liệu có cấu trúc, đây chính là cơ hội vàng để bạn sử dụng dữ liệu đó trên chính trang của mình.
Bây giờ, bạn hãy tiến hành phác thảo ý tưởng nội dung, và tìm những khoảng trống nơi mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang bỏ qua:
- Có phải các cuốn sách được liệt kê trên trang web của đối thủ đều đã hơn 5 năm tuổi. lúc này, bạn có thể tạo một danh sách các sách mới, có liên quan đến các phương pháp SEO hay nhất hiện nay.
- Bạn có thể tạo nhiều dạng nội dung, như: bài đăng trên blog, video và hình ảnh để giúp cải thiện vị trí xếp hạng.
- Khi tạo nội dung, bạn cần hỏi chính mình:
- Tại sao mọi người lại thích nội dung của bạn hơn những gì đã được tồn tại trước đó?
- Tôi có đang cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết hay các dữ liệu độc đáo nào không?
- Tôi có thể cải thiện khả năng đọc và thêm hình ảnh tùy chỉnh không?
Nếu bạn tập trung vào việc tạo nội dung một cách chung chung mà không có dữ liệu gốc hay các thông tin chi tiết, thì bạn có thể không đạt được các kết quả như mong đợi. Lúc này, bạn nên dành thời gian làm cho nội dung hoặc trang của mình trở nên không chỉ tốt hơn, mà phải “tốt nhất”.
Tuy nhiên, khi mục đích tìm kiếm của người dùng là giao dịch hoặc điều hướng, thì có thể khó làm cho nội dung của bạn trở thành tốt nhất. Còn trong các trường hợp khác, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chiến lược nội dung để xếp hạng cho các từ khóa.
Sau khi tạo được nội dung tốt nhất, điều quan trọng tiếp theo bạn cần nhớ chính là phải theo dõi thứ hạng từ khóa của bạn. Hãy sử dụng các công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa để nhận được:
- Bảng theo dõi từ khóa theo thời gian
- Xem khi nào thì bạn nên bắt đầu cải thiện thứ hạng của mình cho một từ cụ thể
- Khám phá khi thứ hạng trang web của bạn giảm
Giám sát hiệu suất SEO sẽ giúp bạn hiểu được điều gì là hiệu quả và điều gì là không hiệu quả đối với trang web của bạn hay đối với một từ khóa cụ thể.
Kết luận
Như vậy, mỗi SEOer cần tiến hành một phân tích SERP sau vài tháng để xem những thay đổi nào đã xảy ra và để biết được cần phải điều chỉnh chiến lược tối ưu hóa như thế nào, để có được kết quả phù hợp.
Nguồn: https://searchengineland.com/google-serp-analysis-393043