close
SEO

17 Lỗi tối ưu nội dung ảnh hưởng tới ROI

Tối ưu hóa nội dung tác động trực tiếp đến ROI (Return on Investment – Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư). Nội dung mang lại lợi ích cho người dùng và công cụ tìm kiếm thì mới thúc đẩy được khả năng hiển thị, lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi và cả lòng trung thành.

Chính vì vậy, Tối ưu hóa nội dung tốt không chỉ là thêm một vài từ khóa và tạo phần Câu hỏi thường gặp, để cải thiện thứ hạng trang Web trên công cụ tìm kiếm như chúng ta nhầm tưởng.

Ross Hudgens – Giám đốc điều hành Siege Media, SEO Content Marketing Agency cũng cho rằng việc dành 90% thời gian cho việc hoàn thiện, tối ưu nội dung sẽ là lựa chọn đúng đắn của doanh nghiệp.

lỗi tối ưu nội dung

Đó là lý do tại sao chúng tôi thấy mọi người thêm việc tối ưu hóa nội dung vào ngân sách của họ.

lỗi tối ưu nội dung

Trong tweet trên, chúng ta thấy luôn có ngân sách dành riêng cho việc tối ưu hóa nội dung.

Hiện nay, SEOer đều đã có ngân sách để tối ưu hóa nội dung và biết cách tối ưu hóa chúng (ngay cả đối với đoạn trích nổi bật). Nhưng để có được ROI triển vọng, cần phải loại bỏ ngay 17 lỗi sai trong lập kế hoạch và tối ưu hóa nội dung dưới đây.

1. Không nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu

Sai lầm lớn nhất trong việc tối ưu hóa nội dung chính là không xem xét nội dung tạo ra dành cho ai. Chắc chắn, bạn sẽ không thể mong đợi ROI tốt, nếu nội dung của bạn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Mỗi doanh nghiệp, ngành hàng hay phân khúc sản phẩm đều có những đối tượng người đọc khác nhau, ví dụ như:

Ngành công nghiệp xuất bản

Một trang Web xuất bản như Search Engine Land sẽ nhắm mục tiêu đến các đối tượng như:

  • SEOer ở mọi trình độ (Mới bắt đầu, trung cấp, có kinh nghiệm, cấp bậc quản lý) để đưa ra nội dung chuyên môn chất lượng và truyền cảm hứng.
  • Chuyên gia PPC ở mọi trình độ (Mới bắt đầu, trung cấp, có kinh nghiệm, cấp bậc quản lý) để đưa ra nội dung chuyên môn chất lượng và truyền cảm hứng.
  • Các chủ doanh nghiệp đang tìm cách tiếp thị các sản phẩm liên quan đến SEO hoặc PPC của họ.

Về ngành Công nghiệp dịch vụ

Một đại lý tiếp thị như Missive Digital sẽ nhắm mục tiêu đến những đối tượng như:

  • Chủ doanh nghiệp của các công ty SaaS, CNTT và B2B.
  • Các nhà tiếp thị ở mọi cấp độ (mới vào nghề, trung cấp, có kinh nghiệm, quản lý) để học hỏi và truyền cảm hứng về tiếp thị.

Về Phân khúc sản phẩm

Một nền tảng tuyển dụng nhân tài như Codemonk sẽ nhắm mục tiêu đến những đối tượng như:

  • Các nhà phát triển công nghệ đang tìm kiếm việc làm.
  • Người đứng đầu những dự án của doanh nghiệp toàn cầu đang tìm cách thuê nhân tài từ xa.
lỗi tối ưu nội dung

Khi lần đầu tiên tôi nghĩ về việc viết nội dung với từ khóa “Top những thương hiệu thời trang thương mại điện tử”, tôi đã tìm thấy rất nhiều bài viết nói về việc nên mua hàng của những thương hiệu thời trang nào. Những nội dung này hầu hết đều hướng tới nhóm khách hàng cá nhân.

Tuy nhiên, đối tượng mục tiêu của eComKeeda (Thương hiệu tư vấn dịch vụ Marketing cho Website thương mại điện tử) lại là các chủ doanh nghiệp Thương mại điện tử. Vì vậy, thật khó để nhắm mục tiêu từ khóa đó.

Vatsal Shah và tôi đã nhận ra rằng, các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử về thời trang sẽ quan tâm đến việc các thương hiệu thời trang trực tuyến hàng đầu trở nên thành công như thế nào.

Chính vì vậy, chúng tôi quyết định viết nội dung kể về những câu chuyện hậu trường của những thương hiệu thời trang trực tuyến hàng đầu và những quyết định đã làm thay đổi cuộc đời của họ.

Và kết quả là chúng tôi sở hữu đoạn trích nổi bật như hình ảnh dưới đây:

lỗi tối ưu nội dung

Bạn có thể tối ưu hóa nội dung của mình cho một đối tượng cụ thể, như vậy ROI sẽ cao hơn. Và bạn sử dụng từ khóa nào không quan trọng, miễn là chúng có liên quan đến nhóm khách hàng mà bạn muốn hướng tới.

2. Không tối ưu hóa cho mục đích đọc của người dùng

Là một SEOer, bạn quan tâm rất nhiều đến mục đích tìm kiếm của người dùng, nhưng lại bỏ lỡ đi mục đích đọc của họ – “Tại sao” người dùng đọc nội dung của bạn.

Ví dụ: Trong tuần này, chúng tôi đã tối ưu hóa nội dung cho từ khóa “Kỹ năng của nhà phát triển ReactJS”. Khi nhận được nội dung để tối ưu, chúng tôi thấy nó có phần “ReactJS là gì và những lợi ích của nó”.

lỗi tối ưu nội dung

Thành viên trong nhóm đã nhanh chóng thông báo cho tôi về việc liệu chúng tôi có nên giữ phần nội dung đó sau khi đã xem xét chủ đề từ khóa và mục đích đọc của người dùng hay không.

lỗi tối ưu nội dung

Chúng tôi đã xóa nội dung đó trước khi nó được đăng tải, vì chúng tôi hiểu rằng những người sắp đọc về các kỹ năng của nhà phát triển ReactJS đều hiểu rõ về các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này. Chúng tôi không cần phải lãng phí về thời gian và công sức của họ vào những thông tin quá mức cơ bản trong ngành và không cần thiết.

Trước khi tối ưu hóa, bạn hãy suy nghĩ kỹ về lý do tại sao người dùng sẽ tiếp tục đọc nội dung của bạn, để giúp cải thiện cho chất lượng nội dung.

3. Không phân tích đúng dữ liệu trong Search Console

Ngày nay, mọi SEOer đều tìm kiếm các cách gian lận để có vị trí tốt hơn, trong thời gian ngắn hơn, và mất ít công sức hơn. Và đây là điều mà tôi tìm thấy gần đây:

lỗi tối ưu nội dung

Aisha Preece đã đề xuất một thủ thuật hack tuyệt vời, nhưng chúng ta cần phải xem xét những truy vấn có số lần hiển thị cao đó một cách cẩn thận.

Dưới đây là danh sách 10 truy vấn hàng đầu trên Google Search Console (GSC) để tối ưu hóa nội dung “X Benefits of Full Stack Development”.

lỗi tối ưu nội dung

Nếu lựa chọn tối ưu nội dung cho các từ khóa có lượt hiển thị cao nhất trong danh sách trên, chúng ta sẽ phải trả giá không chỉ bằng toàn bộ công sức tạo nội dung, mà còn là nỗ lực tối ưu hóa và xây dựng liên kết, cuối cùng dẫn đến ROI âm.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì mục đích tìm kiếm và đọc của người dùng đằng sau những truy vấn đó không phù hợp với chủ đề mà chúng tôi đang tối ưu hóa.

Những người đang tìm kiếm thông tin cho truy vấn “X Benefits of Full Stack Development” không phải để hiểu những lợi ích của việc phát triển Full-Stack, mà là họ đang muốn thuê người về để làm điều đó.

Chính vì vậy, hãy thận trọng trong việc phân tích đúng báo cáo trong Search Console và tìm hiểu hành vi, ý định người dùng đằng sau những số liệu đó, như vậy chúng ta mới có thể đưa ra chiến lược tối ưu hóa nội dung phù hợp.

>> Tham khảo: Google Search Console là gì? Hướng dẫn sử dụng từ A->Z

4. Không phân tích hành vi của người dùng

Hầu hết việc tối ưu hóa nội dung đều dựa vào GSC và thực hiện theo bất kỳ cách nào có thể.

Nhưng ROI không phụ thuộc vào thứ hạng từ khóa, lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi.

Trong khi chuyển đổi vẫn là chỉ số ROI quan trọng nhất, nên hầu hết các SEOer hiện nay đều bỏ qua việc phân tích các công cụ tối ưu hóa chuyển đổi, để từ đó xem cách người dùng cư xử với chính nội dung mà họ đang tìm cách tối ưu hóa.

Nhưng hãy quên tỷ lệ chuyển đổi đi nếu nó quá cao. Hãy nghĩ đến những chỉ số nội dung khác như tỷ lệ tương tác, số phiên tương tác trên mỗi người dùng và thời gian tương tác trung bình. Nội dung bạn thực hiện tối ưu hóa phải cải thiện các chỉ số này.

lỗi tối ưu nội dung

Bạn cần phân tích xem điều gì khiến khách hàng của bạn đọc nội dung nhiều hơn, liệu họ có thấy hình ảnh tương tác hay không, hay Pop-up bật lên có gây khó chịu hay không.

Nếu bạn không làm những điều trên, bạn chỉ đang tối ưu hóa cho từ khóa chứ không phải chuyển đổi. Thực tế, xếp hạng từ khóa tốt hơn không đảm bảo cho việc kinh doanh của bạn sẽ khởi sắc.

5. Không phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh của bạn

Tôi thường thấy những SEOer xem xét những điều dưới đây trong khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa nội dung.

  • Họ đã viết bao nhiêu từ
  • Những tiêu đề họ đã sử dụng.
  • Các từ khóa họ đã xếp hạng.
  • Các Backlinks(nhưng ít quan trọng nhất)
  • Phương tiện truyền thông họ sử dụng.

Sai lầm lớn nhất mà chúng ta thường mắc phải ở đây là phân tích những gì đối thủ đã có. Chúng ta nên nhìn đến những gì họ chưa có. Bởi, chỉ có làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì mới mang lại kết quả xuất xắc.

Ví dụ: Khi chúng tôi thực hiện nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa nội dung “Các ứng dụng fintech hàng đầu”, mọi người đều nói về ứng dụng fintech. Không ai trong số đối thủ viết về “loại ứng dụng fintech nào?”.

Tôi đã thêm từ khóa đó cho mỗi một ứng dụng được liệt kê trong bài viết, và chúng tôi đã nhận được Đoạn trích nổi bật (Featured snippet) cho từ khóa cạnh tranh nhất và có số lần hiển thị cao như hình ảnh dưới đây.

lỗi tối ưu nội dung

Bạn nên tập trung vào những thứ đối thủ chưa có và vận dụng chúng một cách phù hợp để tạo ra điểm khác biệt cho nội dung của chính mình.

6. Không xác định trước cấu trúc để tối ưu hóa nội dung

Sai lầm này thường gặp ở các các đại lý, nhà xuất bản nội dung hay các trang Web có hơn 1000 Blog cần được tối ưu.

Đó là do họ có cả một hệ thống Website, Blog cần tối ưu, mỗi trang Web đều khác nhau, và chiến lược tối ưu hóa nội dung cũng khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm giống nhau đó là cấu trúc mà chúng ta sử dụng để tối ưu hóa nội dung của mình.

Gần đây, chúng tôi đã đưa ra một cấu trúc để sử dụng cho các dự án khác nhau như hình dưới đây.

lỗi tối ưu nội dung

Lưu ý: Đây là ví dụ về cấu trúc tối ưu hóa nội dung trên Google Docs.

Giống như bất kỳ nhiệm vụ nào khác, việc có một cấu trúc để tối ưu hóa nội dung giúp loại bỏ khả năng bỏ lỡ một khía cạnh quan trọng và cải thiện mức độ hiệu quả của việc triển khai kế hoạch tối ưu hóa nội dung.

7. Bỏ qua kiểm tra kỹ thuật cho nội dung

Điều gì sẽ xảy ra nếu nội dung được tối ưu hóa có trải nghiệm người dùng kém trên trang Web dành cho thiết bị di động? Nội dung media mất quá nhiều thời gian để tải. Và điều hướng không rõ ràng khiến người dùng khó hiểu.

Những vấn đề như vậy sẽ không thể nào giữ chân được người dùng trên Website của bạn? Vậy nên làm như thế nào để cải thiện những điều này?

Nếu bạn đã thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật, điều đó sẽ tiết kiệm nhiều thời gian.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chỉ có một dự án để tối ưu hóa nội dung, bạn nên làm theo các bước kiểm tra kỹ thuật cho nội dung dưới đây của Tory Grey và Tyler Tafelsky.

  • Đảm bảo nội dung JavaScript của bạn được truy cập và hiển thị đầy đủ bằng Phần mềm SEO Spider.
  • Kiểm tra các chỉ số Web cốt lõi (truy cập vào GSC) và tối ưu hóa tốc độ trang bằng cách sử dụng công cụ Pagespeed Insights hoặc Tiện ích mở rộng quan trọng trên web của Chrome (Chrome Web Vitals Extension) để tiết kiệm thời gian.
  • Kiểm tra các chỉ mục cồng kềnh và những từ khóa dư thừa, loại bỏ chúng một cách cẩn thận bằng cách sử dụng sitemaps.
  • Xác định và cải thiện các trang mà bạn đang mất người dùng bằng Google Analytics.
  • Phân tích, tận dụng các khoảng trống nội dung của đối thủ cạnh tranh và dữ liệu từ khóa bằng cách sử dụng các công cụ SEO.
  • Xem xét các phân đoạn không phải SEO và giá trị chuyển đổi tổng thể bằng SEO Spider được tích hợp API với Google Analytics.

8. Lập bản đồ các từ khóa không liên quan

Đây là một trong những lỗi tối ưu hóa nội dung phổ biến nhất mà tôi đã gặp, đã trải qua và khắc phục nó.

Chúng tôi đầu tư một lượng thời gian đáng kể để đào tạo những người mới, về cách họ không phải chọn những từ khóa có lượng tìm kiếm cao và cạnh tranh cao (Money keywords) khi tối ưu hóa Blog và ngược lại.

Nếu bạn xem lại việc tối ưu hóa trước đây và hiện tại của mình, bạn sẽ thấy được cả các bài viết đều được tối ưu để sử dụng “Money keywords”. Chính lỗi này, khiến các công cụ tìm kiếm không biết đâu là trang quan trọng, để tiến hành xếp hạng các truy vấn mục tiêu, dẫn đến lỗi “ăn thịt” từ khóa.

Với những lỗi như vậy, các trang sẽ không thể tiến hành điều hướng người dùng và trang đích cũng sẽ không thể tạo ra chuyển đổi. Và cuối cùng, ROI của bạn sẽ không đạt được như mong đợi.

9. Chọn chiến lược tiếp thị nội dung không thân thiện với người dùng

Như thế nào là chiến lược tiếp thị nội dung không thân thiện với người dùng? Bạn có thể hiểu được điều này thông qua việc so sánh giữa chủ đề, và mục đích đọc của người dùng với chiến lược tiếp thị nội dung.

Ví dụ: Hãy lấy ví dụ trên Blog “Những chiếc TV thông minh tốt nhất nên mua vào năm 2022”.

lỗi tối ưu nội dung

Nội dung tốt, vì vậy Blog này nhận được hầu hết các truy vấn tìm kiếm trên trang 1.

lỗi tối ưu nội dung

Dưới đây là nội dung, mà phần hướng dẫn mua hàng nằm ở đầu danh sách.

lỗi tối ưu nội dung

Phần hướng dẫn mua hàng này có thể đặt lên đầu nếu nó ngắn. Tuy nhiên, ở đây nó quá dài, chiếm đến 2 lần cuộn trang trên màn hình của máy tính. Và số lần cuộn trang sẽ bị tăng gấp đôi trên màn hình di động. Điều này có thể khiến cho người dùng của bạn bị mất tập trung, bị phân tâm, không hiểu lý do tại sao bài viết này lại giới thiệu những chiếc tivi thông minh ở đây.

Chính vì vậy, để thu hút được người dùng và có đoạn trích nổi bật, trong bài viết này, bạn nên thay đổi và tiến hành đưa danh sách những chiếc TV thông minh nhất lên trước phần hướng dẫn mua hàng.

lỗi tối ưu nội dung

Bạn cần hiểu lý do tại sao người dùng truy cập vào trang của bạn và bạn nên làm gì để tránh việc làm họ mất tập trung. Nếu không, trang web của bạn sẽ không có cơ hội được xếp hạng trên trang 1.

10. Không thêm liên kết nội bộ theo ngữ cảnh

Một sai lầm thường xảy ra trên các liên kết nội bộ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến ROI trong chiến lược SEO của bạn. Sai lầm này xảy ra theo hai cách dưới đây:

  1. Khi bạn liên kết đến một trang trên một anchor text không liên quan.
  2. Khi bạn đặt các liên kết “Đọc thêm”, thay vì đặt chúng trên anchor text.

Ví dụ: Trong khi tối ưu hóa nội dung “6 Khuôn khổ Quản trị dữ liệu được tham chiếu phổ biến vào năm 2022”, chúng ta nhận thấy rằng liên kết nội bộ đến định nghĩa quản trị dữ liệu được tác giả đưa ra ở cuối, và yêu cầu người dùng truy cập và xem Blog đó để biết thêm chi tiết.

lỗi tối ưu nội dung

Tuy nhiên, vì đây là một định nghĩa, nên nếu muốn thúc đẩy giá trị đáng kể cho Blog được liên kết, bạn nên sử dụng anchor text. Vì vậy, ở đây, bạn nên tiến hành gắn liên kết nội bộ vào anchor text.

lỗi tối ưu nội dung

Trong một trường hợp khác, bạn cũng nên xóa bỏ phần đọc thêm, vì người dùng đã được cung cấp liên kết ngay trong phần anchor text tương ứng.

lỗi tối ưu nội dung

Vậy khi nào thì chúng ta nên thêm một liên kết nội bộ “Đọc thêm” hay sử dụng anchor text để tập trung vào từ khóa.

Theo ý kiến của tôi, chỉ nên thêm phần “Đọc thêm” khi bạn nghĩ rằng nội dung được liên kết sẽ giúp người dùng chuyển sang giai đoạn tiếp theo của hành trình khách hàng.

Nếu bạn dùng từ khóa mục tiêu của một trang khác ngay trong câu đầu tiên, bạn có thể sử dụng nó như một anchor text. Việc làm này sẽ khiến cho khách hàng của bạn rời khỏi trang hiện tại, và chuyển sang trang tiếp theo.

Chính vì vậy, hãy đặt các liên kết sao cho phù hợp với ngữ cảnh, để đem lại nhiều giá trị nhất.

>> Tham khảo: Internal link là gì? Hướng dẫn cách xây dựng Internal link hiệu quả

11. Chỉ cập nhật ngày, năm và từ khóa

Nhiều SEOer nghĩ rằng tối ưu hóa nội dung có nghĩa là chỉ cần cập nhật ngày, năm và từ khóa. Tuy nhiên, việc thay đổi tiêu đề từ năm 2021 thành 2022 không phải là tối ưu hóa nội dung, đây chỉ là tối ưu hóa tiêu đề.

Hay cả việc tiến hành đưa một số từ khóa vào trong nội dung cũng không làm cho nội dung được tối ưu hơn.

Nếu bạn đang nghĩ và làm theo cách này, bạn đang mắc một sai lầm lớn, vì bạn sẽ không thấy chỉ số ROI của mình có bất kỳ sự thay đổi nào, ngay cả sau khi đã tối ưu hóa nội dung.

Tối ưu hóa nội dung bao gồm:

Bổ sung phần còn thiếu

gười dùng hiểu được bối cảnh của Blog, phần kết luận cho người dùng rõ ràng về những gì họ đã đạt được và những gì họ nên làm.

Nếu những thông tin cần thiết này bị thiếu, bạn cần phải bổ sung.

lỗi tối ưu nội dung

Thêm phần mới

Bạn có thể thêm một phần mới nếu cảm thấy nội dung chưa hoàn chỉnh để giúp người dùng nhận thêm giá trị. Bạn có thể thêm bài viết và từ khóa có liên quan như hình dưới đây.

lỗi tối ưu nội dung

Viết một Blog mới và tạo liên kết chéo giữa chúng

Khi bạn viết một nội dung có chứa nhiều phần thông tin khác nhau, một trong những phần thông tin này có thể được giải thích chi tiết, nhưng lại không có trong chính bài viết này. Trong trường hợp này, bạn nên viết một Blog riêng để cung cấp thêm thông tin, và tạo liên kết chéo giữa chúng.

Với loại tối ưu hóa nội dung này, bạn có cơ hội xếp hạng cho một Blog khác và chuyển liên kết nội bộ đến nội dung giống như hướng dẫn và ngược lại.

lỗi tối ưu nội dung

Xóa những nội dung cũ hoặc nội dung không cần thiết

Tối ưu hóa nội dung không chỉ là thêm những thứ mới mà còn là loại bỏ những thứ có thể gây cản trở sự gia tăng của chỉ số ROI thực tế. Bởi vậy, việc xóa nội dung không hoạt động tốt có thể mang lại những kết quả tuyệt vời.

Dana DiTomaso nói trong một bài đăng trên Blog của Andy Crestodina:

“Đôi khi bạn sẽ tìm thấy một số bài đăng trên Blog về cùng một chủ đề nhưng tất cả chúng đều tầm thường, vì vậy không bài nào trong số chúng được xếp hạng. Nếu nội dung vẫn là thứ bạn muốn giữ lại, thì hãy kết hợp chúng thành một bài đăng tốt hơn và chuyển hướng các bài viết cũ sang bài viết mới”.

Bạn nên thực hiện việc xóa nội dung cũ, nếu gặp các trường hợp dưới đây:

  • Khi nội dung của bạn có ít hơn 10 hoặc 20 lần hiển thị mỗi quý.
  • Khi hầu hết nội dung của bạn có định nghĩa và lợi ích để tham khảo. Không phải mọi nội dung đều cần điều đó.
  • Các xu hướng, phương pháp và thủ thuật hack thường thay đổi theo thời gian.
  • Thay đổi độ dài của phần nội dung

Với tư cách là những Người quản lý nội dung, chúng tôi không cho rằng giới thiệu chuyên sâu hay giải thích ngắn gọn là tốt hơn trong những bài hướng dẫn của mình. Trong những trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên thay đổi độ dài dựa vào việc cân nhắc các chỉ số nội dung.

lỗi tối ưu nội dung

Thêm hình ảnh

Hãy thêm chúng nếu bạn cảm thấy khán giả của mình sẽ nhận được lợi ích hơn khi xem video, ảnh GIF sản phẩm, đồ họa thông tin, …

Hầu hết nội dung mà chúng tôi có được đoạn trích nổi bật đều có chứa hình ảnh.

lỗi tối ưu nội dung

12. Thiếu tối ưu hóa hình ảnh

Thiếu tối ưu hóa hình ảnh sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tối ưu hóa nội dung tổng thể, hãy đảm bảo chắc chắn những hình ảnh của bạn thỏa mãn những điều kiện sau:

  • Đã thêm theo đúng ngữ cảnh của nội dung (không chỉ các bức ảnh có sẵn trong kho ảnh)
  • Được đặt tên phù hợp (không chỉ là kiểu đặt tên tùy tiện như “logo-1.jpg”)
  • Mô tả đúng nội dung với thuộc tính Alt thích hợp (không phải chỉ là “logo-1”)

13. Khắt khe với các liên kết bên ngoài

Nhiều SEOer không đặt các liên kết chỉ ra bên ngoài hoặc nếu có đặt, họ luôn để “nofollow”.

Đối với Google, nguyên tắc về thuộc tính “nofollow” được hiểu như sau:

“Sử dụng thuộc tính này cho trường hợp bạn có liên kết ra bên ngoài đến một trang khác, nhưng không có bất kỳ ý muốn đảm bảo hay xác nhận giá trị nào, bao gồm cả việc chuyển tín hiệu xếp hạng sang trang đó”.

lỗi tối ưu nội dung

Ví dụ: Một trong những Blog của tôi là “Câu hỏi thường gặp về thương mại điện tử”, chúng tôi đã để tất cả các liên kết bên ngoài thương hiệu là “nofollow”. Blog vẫn xuất hiện trên các đoạn trích nổi bật trong hơn ba năm nay.

lỗi tối ưu nội dung

Tuy nhiên, đối với một Blog về thương mại theo hướng nội dung do Vatsal Shah viết, chúng tôi không gán tất cả các liên kết là “nofollow” và nó vẫn ở vị trí số 1 trong hơn hai năm nay.

lỗi tối ưu nội dung

Và một Blog khác về giải trí Thương mại điện tử. Nó đứng ở vị trí số 1 trong hơn hai năm với sự kết hợp giữa các liên kết bên ngoài, cả “dofollow”“nofollow”.

lỗi tối ưu nội dung

Chính vì vậy, hãy đừng ngần ngại khi sử dụng các liên kết bên ngoài, nếu bạn nghĩ rằng chúng có thể giúp làm tăng thêm giá trị cho nội dung của bạn. Bạn có thể chọn nó là “nofollow” hoặc “dofollow”, tùy theo kinh nghiệm của bạn.

>> Tham khảo: External link là gì? Cách sử dụng liên kết ngoài trong SEO

14. Tối ưu hóa cho các plugin SEO

Khi phỏng vấn các ứng viên cho vị trí SEO, tôi thường hỏi họ, “Tôi thấy bạn đã thực hiện tối ưu hóa nội dung. Bạn có thể vui lòng chia sẻ cách bạn làm được không?”

Một số ứng cử viên trả lời: “Chúng tôi xem xét các plugin SEO, như là Yoast, Rank Math, … và tiến hành tối ưu hóa nội dung để đạt được màu xanh trong thẻ điểm.”

lỗi tối ưu nội dung

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn tốt. Bởi, Nếu chúng ta không tối ưu hóa nội dung của mình cho các công cụ tìm kiếm, thì cũng đừng tốn công làm điều đó cho các plugin.

15. Tối ưu hóa quá mức nội dung

Hiện nay, nó không còn là lỗi phổ biến, và thường gặp nữa.

Nhưng trong khi tôi đang viết bài này, một thành viên trong nhóm của tôi đã hỏi: liệu chúng tôi có thể cho khách hàng của mình biết rằng họ đang nhồi nhét từ khóa hay không, khi bài viết của họ có từ khóa xuất hiện tới 62 lần.

Và đó là lúc tôi quyết định thêm nó vào danh sách các lỗi tối ưu hóa nội dung.

lỗi tối ưu nội dung

Thực tế, không có quy định cụ thể nào về mật độ từ khóa, tuy nhiên, từ khóa nên thêm một cách tự nhiên và không phải câu nào cũng cần có nó.

Người đọc cũng đủ thông minh để phát hiện ra khi nào thì bạn đang nhồi nhét từ khóa. Nếu bạn tạo ra trải nghiệm tệ như vậy, họ sẽ lập tức rời khỏi trang Web. Vì vậy, hãy dừng việc tối ưu hóa quá mức nội dung.

16. Không xây dựng liên kết

Tôi đã trải nghiệm và nghe rất nhiều trường hợp nghiên cứu về việc một trang Web được xếp hạng mà không cần xây dựng liên kết.

Nhưng thế còn tỷ lệ chuyển đổi, tư tưởng lãnh đạo và uy tín thương hiệu thì sao? Những điều đó phải đi kèm với việc xây dựng các liên kết.

Bất kỳ doanh nghiệp nào (ngay cả đại lý của tôi), hầu hết khách hàng tiềm năng đều được chuyển đổi từ các khách truy cập lại.

Thực tế, các khách hàng đã truy cập trang Web của bạn, nghiên cứu doanh nghiệp của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau và sau đó họ mới quay lại trang Web của bạn để tiến hành mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.

Vì vậy, đối với tất cả nội dung bạn tạo và tối ưu hóa, bạn nên đăng tải chúng trên các nền tảng phù hợp, để tận dụng tối đa nội dung làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Một lần nữa, thứ hạng không đảm bảo cho tỷ lệ chuyển đổi, nhưng uy tín thương hiệu thì có.

17. Bỏ quên việc giám sát hiệu suất

Sai lầm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của việc tối ưu hóa nội dung chính là không theo dõi hiệu suất của nội dung được tối ưu hóa.

Làm thế nào bạn biết được liệu việc tối ưu hóa nội dung có thực sự hiệu quả hay không? Liệu nó có thúc đẩy nhiều tương tác hoặc tạo ra nhiều chuyển đổi hơn không? Bạn có thể sử dụng các công cụ SEO khác nhau, như: Google Analytics, Search Console, phần mềm SEO spider, v.v. để theo dõi hiệu suất nội dung.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tần suất bạn theo dõi nó.

Dưới đây là trình theo dõi của chúng tôi, nó nơi chúng tôi theo dõi hiệu suất hàng tuần sau khi nội dung được cập nhật theo đề xuất tối ưu hóa.

Hãy sử dụng phương pháp MOM (Theo dõi -> Tối ưu hóa -> Giám sát) của tôi để cải thiện kết quả. Tôi đã đưa ra phương pháp này vào trong buổi nói chuyện về việc tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền bằng cách sử dụng các đoạn trích nổi bật tại Whitespark Local Search Summit 2021 (Hội thảo bàn về việc tăng thứ hạng và chuyển đổi từ kết quả Local Search của Google. Đơn vị tổ chức – Whitespark).

Kết luận

17 sai lầm tối ưu hóa nội dung mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn đâu là điều phù hợp với người dùng và thương hiệu của mình, hơn là các công cụ tìm kiếm. Việc xuất bản nội dung chỉ là 20% nhiệm vụ, 80% còn lại là tối ưu hóa nó để sở hữu các đoạn trích nổi bật. Chính vì vậy, hãy tối ưu hóa nội dung của bạn một cách khôn ngoan để tăng ROI.

Nguồn: https://searchengineland.com/content-optimization-mistakes-affecting-roi-385797

Tags : contentcontent marketingnội dung
HoangGH

Tác giả HoangGH