Mục lục
UI (User Interface)
UI là giao diện người dùng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì UI bao gồm tất cả những gì người dùng có thể nhìn thấy như: màu sắc web, bố cục sắp xếp như thế nào, sử dụng fonts chữ gì, hình ảnh trên web có hấp dẫn hay không,…
Trong thiết kế thì UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải thông điệp từ người thiết kế, nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm tới người dùng.
UX (User Experience) – Trải nghiệm người dùng
UX là viết tắt của từ User Experience có nghĩa là trải nghiệm người dùng. Đơn giản hơn thì UX là những đánh giá của người dùng khi sử dụng sản phẩm. như: Website của bạn có dễ sử dụng hay không, có thân việc bố trí sắp xếp bố cục như vậy đã được hay chưa? sản phẩm đó có đạt được mục đích đề ra không.
Công việc của UI Designer
Xem xét và cảm nhận:
- Phân tích khách hàng
- Nghiên cứu thiết kế
- Xây dựng thương hiệu và phát triển đồ họa
- Xây dựng hướng dẫn sử dụng / Cốt truyện
Sự đáp ứng và tương tác:
- Xây dựng sản phẩm mẫu
- Sự tương tác và hoạt hình
- Sự thích ứng với tất cả các kích cỡ của màn hình thiết bị
- Thực hiện với nhà phát triển
Công việc của UX Designer
Chiến lược và nội dung:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Phân tích khách hàng
- Cơ cấu / Chiến lược sản phẩm
- Phát triển nội dung
Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu:
- Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu
- Kiểm tra / Lặp lại
- Lên kế hoạch phát triển
Thực hiện và Phân tích
- Phối hợp với nhà thiết kế giao diện người dùng
- Phối hợp với các nhà phát triển
- Theo dõi mục tiêu
- Phân tích và lặp lại
Vai trò của UX design phức tạp và nhiều thách thức: một phần làm marketing, một phần làm thiết kế và một phần quản lý dự án. Cuối cùng mục đích là để kết nối các mục tiêu kinh doanh với nhu cầu của người dùng thông qua một quá trình thử nghiệm và chọn lọc để thỏa mãn mối quan hệ của cả hai bên.
Những yếu tố nâng cao trải nghiệm người dùng
Khoảng trắng
Khoảng cách giữa các chữ và tiêu đề
Tốc độ tải trang
Dùng thử PageSpeed Insights của Google, công cụ miễn phí kiểm tra tốc độ load của trang và đề xuất cách khắc phục cho từng vấn đề trên cả 2 giao diện: điện thoại di động và desktop.
Nút CTA
Màu sắc của nút CTA
Màu sắc khác nhau có thể tiết lộ những thông điệp khác nhau.
Từ ngữ sử dụng
Để tạo ra một Call-To-Action đủ mạnh mẽ và thu hút, lựa chọn từ ngữ sử dụng, content hay là vô cùng quan trọng.
- Simple (Đơn giản): Hãy làm nó đơn giản và dễ hiểu. Đừng khiến người dùng bối rối. Bạn nên trực tiếp yêu cầu hành động của người dùng (ví dụ: Đăng ký, mua hàng, nhận tài liệu, để lại email, …)
- Specific (Cụ thể): Hãy tạo cho người dùng cảm giác, CTA viết riêng cho họ mà không phải ai khác. Nghe có vẻ khó phải không? Hãy đặt mình vào vị trí người dùng để nắm tâm lý của họ, biết họ đang cần gì và muốn gì.
- Strong (Mạnh): Dùng những động từ mạnh để thôi thúc người dùng hành động (ví dụ các tính từ như “ngay hôm nay”, “hoàn toàn”, “triệt để”,…)
Mẹo viết CTA
- Càng ngắn càng tốt
- In hoa, in đậm hoặc đổi màu (không lạm dụng quá)
- Đặt lợi ích người dùng làm trọng tâm
- Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu
Hyperlink
là liên kết từ trang này đến trang khác, có thể cùng một website hoặc đến một website khác.
Làm cho người dùng dễ nhận biết đó là hyperlink
Sử dụng các icon cũng làm bài viết thêm thú vị
Hình ảnh chính chủ, phù hợp + liên quan tới nội dung đang đề cập
Các hình ảnh này có thể infographic, hình ảnh tổng hợp thông tin của bài viết hoặc bổ sung thêm thông tin làm rõ nghĩa cho bài viết.
Heading và content có thể hướng đến những gì mà khách hàng mục tiêu đang tìm kiếm.
(có thể tạo thêm mục lục trong bài giúp điều hướng trong trang dễ dàng hơn)
Lỗi 404
Tạo giao diện vui nhộn làm người dùng bật cười cho dù gặp lỗi 404 ở website của bạn.