Vào ngày 1/8/2018, Google đã đưa ra thông báo xác nhận E-A-T là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá chất lượng của một trang web. Sau khi được công bố, EAT đã được nhắc đến rất nhiều sau khi nhận thấy một loạt các website thuộc YMYL (Your Money or Your Life site) sụt giảm nghiêm trọng về traffic và thứ hàng.
Ngay cả đối với các ngành y dược, luật, tài chính, đều đồng loạt nhận thấy sự tụt TOP đáng kể, nên thuật toán cập nhật lần đó còn có một tên gọi khác là Google Medic. Vậy EAT mà Google đang nói tới là gì? và có tác động tới SEO như thế nào? và từ đó cho chúng ta thấy tại sao cần phải tuân thủ nguyên tắc tìm kiếm của Google
Hãy cùng tìm hiểu với HoangGH và áp dụng ngay vào cho website!
Mục lục
EAT là gì?
EAT là viết tắt của Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy). Những trang càng chất lượng sẽ càng có mức độ EAT cao và ngược lại.
- Expertise (Chuyên môn): Tác giả sản xuất ra nội dung nên là chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực hoặc chủ đề đó. Tác giả đó phải có hiểu biết chuyên môn để có thể thảo luận về chủ đề một cách thông minh và đưa ra thông tin chính xác.
- Authoritativeness (Thẩm quyền): Để đáp ứng tiêu chí Thẩm quyền, mọi thông tin xác thực về tác giả phải được hiển thị. Hơn thế nữa, nội dung của bạn phải dễ hiểu, phản ánh đúng sự thật, có giá trị và hữu ích với người dùng.
- Trustworthiness (Độ tin cậy): Nội dung trên website phải đáng tin cậy, được bảo đảm bởi các yếu tố như độ bảo mật của trang, chất lượng tổng quan của trang, profile link nội bộ, đánh giá…
Nói tóm lại, bạn phải tạo cho người dùng tâm lý tin tưởng website hoặc bất kỳ nội dung nào trên website của bạn. Hãy nhớ rằng Google luôn muốn cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp nhất cho người dùng nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất. Vì thế, bạn phải chú trọng đến EAT để đạt hiệu quả cao nhất khi làm SEO và content marketing.
Tại sao EAT rất quan trọng trong SEO
EAT là cách để Google đánh giá chất lượng, giá trị của một trang. Theo lý thuyết, một trang có “EAT cao” sẽ đạt thứ hạng cao hơn trang có “EAT thấp”, nên bạn cần nhìn nhận EAT như một chỉ số so sánh khi Google đánh giá bạn và đối thủ trên SERP. Google từng khẳng định trải nghiệm người dùng có tốt thì thứ hạng của trang mới cao được. Vì thế, EAT là yếu tố không thể bỏ qua.
Người dùng có trải nghiệm tốt hay không sẽ dựa vào việc nội dung có đáp ứng và thỏa mãn chính xác nhu cầu của họ hay không. Nếu người dùng hài lòng, đồng ý chia sẻ và giới thiệu nội dung thì sẽ giúp thúc đẩy EAT của website lên cao hơn.
Mối liên hệ giữa EAT và “Your Money Your Life”
E A T có liên quan chặt chẽ đến những gì Google gọi là “Your Money Your Life” (YMYL)
YMYL là gì?
Từ viết tắt YMYL là viết tắt của Your Money, Your Life. Điều này phân loại các ngành công nghiệp và truy vấn tìm kiếm có thể dẫn đến việc người tìm kiếm ủy thác tiền của họ hoặc cuộc sống của họ (tức là sức khỏe và việc giữ gìn sức khỏe của họ) cho bạn.
Một số trang web YMYL điển hình
Google phân loại các trang sau dưới dạng trang YMYL (nhưng cũng ở cấp tên miền):
- Mua sắm và giao dịch tài chính: tức là các trang nơi mua hàng được thực hiện hoặc tiền đổi chủ
- Thông tin tài chính: tức là các trang nơi tư vấn tài chính có thể được cung cấp dưới dạng các bài viết hoặc hướng dẫn về ngân hàng, đầu tư, thế chấp, tiết kiệm, v.v.
- Thông tin y tế: tức là các trang nơi tư vấn y tế có thể được cung cấp dưới dạng các bài báo hoặc hướng dẫn về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, tình trạng y tế, các bệnh đe dọa đến tính mạng, v.v.
- Thông tin pháp lý: tức là các trang nơi tư vấn pháp lý có thể được cung cấp dưới dạng các bài viết hoặc hướng dẫn về các quyền hợp pháp cá nhân của bạn, các quyền hợp pháp của gia đình bạn, các quyền của bạn với tư cách là chủ doanh nghiệp, v.v.
- Tin tức và trang thông tin công cộng/chính thức: tức là các trang có thể nêu chi tiết các vấn đề hiện tại của địa phương hoặc thế giới, hoặc tư vấn và dịch vụ của chính quyền địa phương và quốc gia
- Những trang khác: tức là các trang nơi truyền tải thông tin có rủi ro cao và quan trọng, chẳng hạn như nhận con nuôi, thông tin an toàn xe hơi
Google muốn bảo vệ mọi người trước những lời khuyên không tốt và cung cấp cho họ trải nghiệm khách hàng hoàn hảo để giữ mọi người quay lại công cụ tìm kiếm của mình. Khi nói đến vấn đề tài chính và phúc lợi của bạn, Google không muốn chịu bất kỳ rủi ro nào.
Tại sao YMYL cũng áp dụng cho bạn
Nếu bạn quan tâm và tối ưu website tốt hơn, bạn sẽ nhận được tất cả các lợi ích. Sẽ không có gì sảy ra nếu bạn nghĩ rằng trang website thương mại điện tử nhỏ của bạn không cần phải quan tâm đến YMYL, EAT hoặc nếu doanh nghiệp của bạn chấp nhận một trang website đơn giản (trang chỉ dành cho chi tiết liên hệ và không bán bất cứ thứ gì).
Google muốn bạn lấy được lòng tin của mọi người bằng cách chứng minh lý do tại sao Google sẽ hiển thị các trang web của bạn. Vì vậy tốt nhất là bạn nên tối ưu hóa cho chúng (EAT và YMYL) và cải thiện chất lượng dịch vụ – và khả năng xếp hạng tiềm năng vì lợi ích của mọi người.
Ảnh hưởng của EAT đối với các trang E-commerce
EAT có thể được áp dụng cho các trang thương mại điện tử (e-commerce). Hãy chú trọng đến phần FAQ (Frequently asked questions – Những câu hỏi thường gặp) trong trang sản phẩm hoặc khi tách thành trang riêng. Trang e-commerce của bạn sẽ có “EAT cao” nếu có mô tả chi tiết sản phẩm, hình ảnh, video, review… Khi đó, trang bạn sẽ là nguồn cung cấp thông tin chính cho khách.
Đừng quên rằng trang e-commnerce của bạn cũng đang thu thập thông tin thanh toán của khách hàng, nên về cơ bản sẽ cũng liên quan tới lĩnh vực tài chính mà chúng ta vừa thảo luận bên trên về đặc tính các trang YMYL. Do đó, thông tin về quy trình thanh toán của bạn phải đảm bảo chính xác và đáng tin.
Mối liên hệ giữa EAT và nội dung
Thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng
Nội dung bạn đưa ra phải trùng khớp với truy vấn từ người dùng để họ có thể “hạ cánh” trên trang của bạn. Guideline chính thức gần đây có liệt kê thêm phần “Needs Met”, chỉ ra các cấp độ thỏa mãn mục tiêu tìm kiếm của người dùng. Nên nhớ rằng nội dung của bạn không nhất thiết chỉ đơn thuần là đưa ra thông tin. Google còn liệt kê thêm một vài mục tiêu khác của trang:
- Chia sẻ thông tin về một chủ đề
- Chia sẻ thông tin cá nhân hoặc xã hội
- Chia sẻ hình ảnh, video và các định dạng media khác
- Bày tỏ quan điểm
- Giải trí
- Bán sản phẩm, dịch vụ
- Cho phép người dùng đặt câu hỏi để những người dùng khác trả lời
- Cho phép người dùng chia sẻ file hoặc tải phần mềm
Làm thế nào để giúp người dùng đạt được thứ họ muốn nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất có thể? Hãy nghĩ về mục tiêu tìm kiếm của người dùng khi vào trang bạn và lí do tồn tại của trang. Điều bạn cần làm vào khai thác sâu các phân tích và xác định những truy vấn cụ thể nào mà người dùng gõ để “chạm” đến được những trang có traffic cao của bạn.
Đặt nội dung ở đúng vị trí
Dù nội dung của bạn là một trang giới thiệu sản phẩm, bài báo hoặc video thì người dùng cũng không vào trang chỉ để xem bức hình đầu trang, widget hay mẩu quảng cáo. Guideline từ Google nhấn mạnh rằng phần nội dung chính (còn gọi là main content) phải là phần tiêu điểm của trang, tức trang phải được tối ưu sao cho thân thiện để thỏa mãn trải nghiệm tổng quan của người dùng. Cụ thể hơn, nội dụng đó phải được nằm ở vùng trọng tâm và giảm thiểu sự hiện diện của những quảng cáo khác.
Nội dung bổ sung
Hầu hết các trang đều có nội dung mà Google gọi là supplementary content (nội dung bổ sung, phụ trợ) như link điều hướng, hình ảnh, link dẫn các bài viết liên quan… xoay quanh main content của bạn. Guideline nêu rằng nội dung phụ trợ “có thể giúp trang đạt mục đích hiệu quả hơn nhưng cũng có thể khiến trải nghiệm người dùng giảm đáng kể”. Vì thế, hãy chắc chắn rằng nội dung bổ trợ của bạn sẽ giúp người dùng đạt mục tiêu tìm kiếm ban đầu của họ.
Chất lượng nội dung
Theo guideline từ Google, những trang đạt chất lượng cao sẽ có các đặc tính sau:
- Có “EAT cao”
- Thỏa mãn yêu cầu về khối lượng main content chất lượng cao, bao gồm title khiến dễ hình dung và hữu ích cho người dùng
- Thỏa mãn thông tin về website hoặc thông tin về người chịu trách nhiệm website đó (ví dụ trang về shopping hoặc giao dịch tài chính thì phải có thông tin về dịch vụ khách hàng)
- Danh tiếng của website chịu trách nhiệm main content phải được đảm bảo
Ngược lại, những trang đạt chất lượng thấp sẽ có các đặc tính sau:
- Có “EAT thấp”
- Chất lượng main content thấp
- Khối lượng main content đáp ứng mục tiêu của trang không đạt
- Title của main content bị phóng đại, gây sốc
- Quảng cáo hoặc nội dung bổ trợ làm ảnh hưởng đến main content
- Thông tin về website hoặc thông tin tác giả của main content không đầy đủ
- Trang web hoặc tác giả dính “phốt” về mặt tiếng tăm
Nhìn chung, để trang đạt chất lượng tốt nhất, hãy tự hỏi chính bạn những câu sau:
- Nội dung có đem lại giá trị cho người đọc không? Hãy tránh những content “mỏng” không đem lại lợi ích gì.
- Nội dung có chỉn chu chưa? Hãy đảm bảo không bị lỗi đánh máy, sắp xếp câu từ…
- Tác giả có phải chuyên gia trong lĩnh vực đó không?
- Bản thân nội dung có độ thẩm quyền và đáng tin cậy không? Hãy đảm bảo thông tin đúng sự thật và thường xuyên cập nhật thông tin mới nếu cần thiết.
- Số chữ trung bình của một trang kết quả lọt vào trang nhất của Google là 1.890 chữ. Vì thế, nội dung càng dài đôi khi sẽ càng tốt.
- Dẫn link tới các trang authority để tăng độ tin cậy và minh bạch đối với độc giả.
- Tận dụng hình ảnh, video, alt text…
- Tạo cơ hội cho độc giả tương tác, ví dụ như khuyến khích bình luận, để lại review…
- Tự hỏi chính mình “Liệu có ai muốn chia sẻ bài viết này không?”
- Tốc độ tải trang của bạn đã nhanh chưa?
- Nếu trang của bạn chưa bảo mật, hãy cài đặt SSL
- Trang của bạn đã thân thiện với phiên bản mobile chưa?
Không chỉ thế, nhất định bạn không được để mắc phải các lỗi như nhồi nhét từ khóa bất hợp lý, trang có nhiều bình luận spam, có nhiều trang quá cũ với nội dung không còn phù hợp, thông tin thiếu chính xác, nội dung trùng lặp, nội dung cẩu thả…
Kết luận
Qua bài viết, tôi hy vọng bạn đã hiểu ra tầm quan trọng của EAT đối với SEO.
Điều bạn cần làm bây giờ là cố gắng cải thiện các chỉ số chuyên môn – thẩm quyền – độ tin cậy của website thật tốt sao cho đáp ứng nhu cầu của Google cũng như người dùng.
Đặc biệt, đối với các website chuyên về chủ đề YMYL (y tế, tài chính, pháp lý,…) thì việc cải thiện EAT lại càng quan trọng hơn cả.
Quá trình hoàn thiện EAT không quá khó, chủ yếu đòi hỏi bạn phải thật sự kiên trì, chịu khó đầu tư thời gian và công sức của mình.
Hơn nữa, thuật toán Google cũng như nguyên tắc xếp hạng của họ thường xuyên thay đổi, vì vậy các tiêu chí EAT có thể sẽ thay đổi và phát triển theo thời gian. Nhiệm vụ của bạn là hãy cập nhật thường xuyên và căn chỉnh kịp thời nhé!
Chúc bạn thành công!