close
Marketing

Case Study là gì? Hướng dẫn triển khai Case Study hoàn chỉnh

Case Study là phương pháp được sử dụng nhiều trong các chiến lược marketing. Chúng có tính hấp dẫn, cập nhật thông tin linh động, mang tổng quan của mọi data để phân tích thị trường, con người.

Case study góp phần lớn trong việc cung cấp lượng kiến thức thực tiễn cho người học. Giúp các marketer hiểu rõ hơn về thị trường và đưa ra các phương pháp phù hợp. Nhưng Case study là gì? Cách sử dụng Case Study khoa học nhất trong lĩnh vực marketing, cùng HoangGH tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới.

Case Study là gì

Case Study là gì?

Case Study là phương pháp nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu lý thuyết cho một trường hợp, sự kiện đã xảy ra và có thật giúp mọi người hiểu, hình dung rõ hơn nội dung đang học. Trong một Case Study, gần như mọi khía cạnh của chủ đề đều được phân tích và đưa ra ví dụ minh chứng một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Case study có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm tâm lý học, y học, giáo dục, nhân chủng học, khoa học chính trị và công tác xã hội.

Ý nghĩa của Case Study

  • Tăng tính thực tiễn: Ở các trường học hay công ty, việc đào tạo và cập nhật kiến thức là vô cùng quan trọng. Hoạt động này được diễn ra liên tục, thường xuyên. Tuy nhiên, lý thuyết chuyên ngành thường rất nhiều và khó hiểu, người học sẽ rất khó để tiếp thu. Vì vậy, các Case Study sẽ giúp tăng tính thực tiễn, đưa ra các ví dụ dễ hiểu, sát thực tế giúp người nghe, người đọc cảm thấy dễ hiểu hơn.
  • Tăng sự hứng thú khi học: Khi được học lý thuyết kèm với các Case Study cụ thể, người học sẽ cảm thấy thú vị, hào hứng hơn. Bởi vì, đó là các trường hợp đã xảy ra trong thực tế ở quá khứ hoặc hiện tại. Nó sinh động và dễ hiểu hơn là học lý thuyết một cách khô khan.
  • Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm: Phân tích Case Study theo nhóm là một hoạt động thường thấy trong khi học tập tại các trường đại học. Trong quá trình cùng nhau phân tích, nêu ý kiến, phản biện, bạn sẽ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, thuyết phục người khác.
  • Có cơ hội áp dụng thực tế: Case Study đưa ra là những trường hợp đã được áp dụng, xảy ra trong thực tế giúp cho người học liên kết một cách chặt chẽ giữa lý thuyết với thực tiễn. Dựa vào những đúc kết đó, bạn có thể áp dụng dễ dàng hơn cho trường hợp đang gặp ở hiện tại.
Case Study là gì

Các dạng Case Study thường gặp

Case Study là một công cụ quan trọng trong Content Marketing giúp cho các doanh nghiệp giới thiệu về kinh nghiệm và thành công của mình đến với khách hàng, đối tác hoặc chủ đầu tư. Có hai dạng Case Study phổ biến là Case Study về chiến lược kinh doanh và Case Study về hoạt động kinh doanh.

Strategy – Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là một dạng Case Study tập trung nghiên cứu những chiến lược và hướng đi kinh doanh đã mang lại thành công vượt trội cho doanh nghiệp hoặc bài học từ những thất bại.

Dạng Case Study này phân tích những quyết định kinh doanh đã đưa ra và hiểu rõ tầm quan trọng của những yếu tố như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và môi trường kinh doanh. Đồng thời, chúng cũng đưa ra đánh giá chi tiết về hiệu quả của những quyết định kinh doanh đã được thực hiện hoặc những hậu quả của các quyết định đó.

Thông qua Case Study về chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý và nhà lãnh đạo sẽ có được những bài học quý báu, giúp họ hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội trong thị trường. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và có tính chiến lược để đạt được thành công trong tương lai.

Operations – Hoạt động kinh doanh

Case Study về hoạt động kinh doanh là một loại nghiên cứu tập trung vào việc phân tích và đánh giá cách điều phối của một doanh nghiệp. Trong đó sẽ bao gồm việc điều hành sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Một số Case Study phổ biến về Operations là những bài toán liên quan đến việc tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh sau thuế, thay đổi hay tái cơ cấu doanh nghiệp.

Mục đích của Case Study này là để cho thấy rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu quả, tiết kiệm và có thể cải tiến hoặc mô phỏng cho các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc lĩnh vực.

Ví dụ: Case Study – Rodalink mở rộng hoạt động kinh doanh xuyên biên giới với Ecommage: Bài viết này giới thiệu về Rodalink, một thương hiệu cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan đến xe đạp, và cách họ sử dụng giải pháp của Ecommage để xây dựng website bán hàng trực tuyến cho các thị trường khác nhau như Singapore, Malaysia và Indonesia.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp Case Study

Case Study là gì

Một Case study có thể có cả điểm mạnh và điểm yếu. Bạn phải xem xét những ưu và khuyết điểm trước khi quyết định sử dụng loại hình nghiên cứu này. Sau đây là một vài ưu và nhược điểm điển hình của Case study. Bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.

Ưu điểm

Một trong những lợi thế lớn nhất của Case study là nó cho phép bạn điều tra những thứ khó thực hiện trong phòng thí nghiệm. Một số lợi ích khác của Case study như sau:

Cho phép các nhà nghiên cứu thu thập rất nhiều thông tin
Tạo cơ hội thu thập thông tin về các trường hợp hiếm hoặc bất thường
Cho phép nhà nghiên cứu phát triển các giả thuyết được tìm thấy trong nghiên cứu thực nghiệm.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì Case study vẫn còn tồn tại một vài khuyết điểm cần khắc phục. Chỉ khi bạn nắm rõ các điểm đó thì mới có thể chỉnh sửa và hoàn thiện Case study của mình. Dưới đây là một vài nhược điểm cơ bản mà HoangGH đã tổng hợp và gửi đến bạn:

  • Không thể khái quát hóa cho một lượng dân số lớn hơn
  • Không thể chứng minh nguyên nhân và kết quả
  • Không chặt chẽ
  • Có thể dẫn đến sự thiên vị

Bạn có thể thực hiện Case study để khám phá một hiện tượng độc đáo được phát hiện gần đây. Những hiểu biết thu được giúp các nhà nghiên cứu phát triển các ý tưởng bổ sung. Bạn cũng có thể nghiên cứu những câu hỏi được khám phá trong các nghiên cứu ở tương lai. Những kiến thức từ Case study không thể xác định mối quan hệ nguyên nhân kết quả giữa các biến. Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng để phát triển các giả thuyết. Từ đó, bạn có thể giải quyết những vấn đề này trong nghiên cứu thực nghiệm.

Cách tìm kiếm Case Study dễ dàng

Case Study là gì

Bước 1: Xác định lĩnh vực bạn muốn nghiên cứu, tìm hiểu. Đó có thể là một môn học ở trường hay lĩnh vực mà bạn đang cần học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân, phục vụ cho công việc và sự nghiệp.

Bước 2: Xác định chính xác phần mà bạn muốn đi sâu. Ví dụ đang tìm hiểu lĩnh vực Marketing và phần bạn muốn đi sâu là Digital Marketing, hoặc là công cụ SEO, SEM, Content Marketing,… Xác định càng chi tiết thì bạn sẽ tìm được Case Study sát với phần lý thuyết hay kiến thức mà mình muốn học hỏi.

Bước 3: Sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Google Scholar để tìm kiếm các chủ đề bạn đã xác định cần tìm hiểu, nghiên cứu và thêm từ “case study”. Đặc biệt, Google Scholar sẽ hiển thị các bài viết mang tính học thuật, rất phù hợp với mục đích nghiên cứu, học tập.

Bước 4: Tạo file lưu trữ các link case study phù hợp và hữu ích đối với bạn. Đồng thời, bạn cũng phải ghi chú các ý quan trọng cho mỗi Case Study để thuận tiện cho việc tìm kiếm và theo dõi.

Lưu ý: Để nghiên cứu và phân tích hiệu quả Case Study, bạn nên tiến hành thảo luận nhóm để thu thập được nhiều góc nhìn khác nhau, đào sâu hơn vấn đề được nhắc đến. Bên cạnh đó, làm dấu nổi các ý quan trọng khi đọc Case Study có thể giúp bạn dễ tổng hợp thông tin phân tích hơn.

Các bước viết và triển khai Case Study

Case Study là gì

1. Xác định đối tượng mục tiêu

Đầu tiên, bạn phải xác định Case Study sẽ viết về ai và dành cho ai. Nếu viết về chính công ty, bạn cần xin phép cấp trên để lấy số liệu, không được tự tiện dùng dữ liệu khi chưa cho phép. Nếu bạn viết về khách hàng thì cần xem xét câu chuyện, trường hợp của họ có đem lại nhiều bài học hay không và sau đó là liên hệ với đại diện khách hàng.

2. Nhận sự đồng ý của khách hàng

Nếu đã xác định viết Case Study về khách hàng, bạn cần viết email hoặc gặp trực tiếp để xin sự đồng ý từ họ. Đồng thời nêu rõ những cam kết, lợi ích mà khách hàng có thể nhận được thông qua việc triển khai Case Study rộng rãi.

3. Xây dựng và gửi bảng câu hỏi sơ bộ cho khách

Bạn cần dựa vào mục đích của Case Study để xây dựng sườn bảng câu hỏi sơ bộ. Điều này nhằm đào sâu những vấn đề khách hàng đã gặp phải và cách đối phó, phương pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn đó. Sau đó, bạn cần gửi trước cho khách hàng để họ có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời.

4. Đặt lịch phỏng vấn

Bạn nên liên hệ sớm để khách hàng có thời gian sắp xếp, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Sau khi xác định ngày gặp thì bạn cần lựa chọn hình thức phỏng vấn phù hợp. Tốt nhất, bạn nên gặp mặt trực tiếp để dễ trao đổi với khách hàng các nội dung quan trọng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể lựa chọn phỏng vấn online qua Zoom, Google Meet hoặc qua điện thoại nếu không thuận tiện gặp trực tiếp.

5. Hoàn thiện Case Study

Trong quá trình phỏng vấn người cung cấp thông tin, bạn cần phải ghi chép hoặc ghi âm một cách cẩn thận. Sau đó, tổng hợp tất cả dữ liệu từ nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn để lọc ra các thông tin cần thiết, hữu ích nhất cho Case Study.

Các phần cần có trong một Case Study là: mở đầu, tóm tắt, giới thiệu đối tượng trong case. Ở phần chính, bạn cần nêu rõ vấn đề, quá trình giải quyết vấn đề, kết quả cuối cùng và câu hỏi thảo luận.

6. Quảng bá cho Case Study

Sau khi hoàn thành Case Study, bạn cần gửi cho cấp trên và khách hàng duyệt qua. Tiếp đến là lên kế hoạch quảng bá Case Study của mình, chia sẻ trên các nền tảng khác nhau. Bạn có thể xây dựng một trang web quản lý tất cả Case Study và Testimonial, Email Campaign hoặc tạo chiến dịch trên mạng xã hội.

Sử dụng Case Study thế nào trong chiến lược Marketing

Dưới đây là 11 cách để bạn sử dụng Case Study vào các chiến lược tiếp thị truyền thông của mình. hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tạo nên những bước đột phá lớn trong kinh doanh, thao túng thị trường và cạnh tranh với đối thủ.

Case Study là gì

1. Lan truyền nhận thức về thương hiệu

Dựa trên các thông tin bạn đã thống kê được từ Case Study hãy viết các thông điệp truyền thông xã hội để quảng bá và lan tỏa thương hiệu. Điều quan trọng nhất là khách hàng phải nhận thức được thương hiệu của bạn. Họ sẽ nhận diện thương hiệu tốt và tạo tiềm năng mua sắm cao hơn trong khách hàng.

Doanh nghiệp có thể thêm các Case Study trên web của mình. Thiết kế với nội dung khoa học và nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi nhận thức thương hiệu. Khi nuôi dưỡng khả năng nhận thức thương hiệu cao trong khách hàng thì bạn sẽ tăng cơ hội thành công nhiều hơn.

2. Hỗ trợ đội ngũ bán hàng hiểu về Case Study Marketing

Case Study phải được hỗ trợ và chia sẻ cách thực hiện đến các đội ngũ bán hàng. Họ chính là người trực tiếp chăm sóc và tư vấn cho khách hàng. Khi đội ngũ Sales hiểu rõ về Case Study họ sẽ tư vấn cho khách hàng kỹ lưỡng và có những kỹ năng để thuyết phục khách hàng tốt hơn. Case Study sẽ giúp đội ngũ Sales vừa am hiểu khách hàng, sản phẩm và tạo bước đột phá trong giai đoạn tiếp cận với người mua.

Nên chia sẻ những vấn đề liên quan đến Case Study với đội ngũ sale. Chẳng hạn như các vấn đề:

  • Tiêu đề bài viết, chủ đề của chiến dịch marketing. Người đọc sẽ bị thu hút rất nhiều bởi các tiêu đề này.
  • Khách hàng của bạn là ai. Họ sẽ mong muốn bạn cung cấp đến họ những thông tin gì.
  • Hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu tăng sự sống động cho nhận thức và chuyển đổi hành động.
  • Infographic và chú thích sẽ giúp khách hàng có thiện cảm và đánh giá tích cực với sản phẩm/dịch vụ.
  • Các giải pháp marketing và mong muốn cuối cùng bạn cần đạt được từ các chiến lược Case Study.

3. Thực hiện các cuộc phỏng vấn Case Study

Một cuộc phỏng vấn Case Study để thu thập thông tin khách hàng là điều rất quan trọng. Với hình thức này bạn sẽ trực tiếp hiểu được mong muốn của khách hàng dễ dàng. Tuy nhiên, những cuộc phỏng vấn này thường đòi hỏi sự nghiên cứu cao và có chuẩn bị kỹ lưỡng. Để thực hiện được các cuộc phỏng vấn Case Study bạn nên chuẩn bị một vài vấn đề sau:

Nghiên cứu các câu hỏi bạn sẽ hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn Case Study. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn khi phỏng vấn. Các câu hỏi sẽ có sự dẫn dắt xuyên suốt từ đầu đến cuối khiến khách hàng thiện cảm hơn và chân thành nói ra những suy nghĩ, đánh giá của họ hơn.

Tổng hợp những câu hỏi mở để, chia sẻ dưới dạng những câu chuyện, đi tìm những giải pháp… sẽ giúp cuộc phỏng vấn suôn sẻ hơn. Đừng quên thêm thông tin từ khách hàng với những câu hỏi bổ sung.

4. Chia sẻ từ khóa Voice Search

Chiến lược chia sẻ từ khóa Voice Search đang là cách tốt nhất khi điện thoại thông minh ngày càng phát triển. Hiện cũng có nhiều trình duyệt điều khiển tìm kiếm bằng giọng nói.

5. Tạo trang Case Study chuyên biệt

Case Study Marketing luôn hoàn hảo khi tạo những phiên bản chuyên biệt, độc đáo trên website. Khách hàng khi tiếp cận với web sẽ có cảm giác thân thiện hơn, muốn chuyển đổi mua sắm cao hơn.

Giới thiệu đến bạn những case study thuộc dự án SEO của Mona đã thực hiện thành công chỉ trong thời gian ngắn. Trước khi tìm đến Mona, họ là những doanh nghiệp lâu đời nhưng chưa tìm được hướng đi đúng đắn, doanh số không có sự cải tiến. ĐẠT TOP 1-3 chỉ trong vòng từ 3 THÁNG cùng với số doanh thu TĂNG 500%, các doanh nghiệp đã tự tin khẳng định vị trí đầu ngành.

6. Trình bày Case Study trên trang chủ

Khi trình bày một Case Study chuyên biệt trên trang chủ bạn cần phải đạt được các tiêu chí:

  • Lời chứng thực về sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
  • Báo giá niêm yết rõ ràng để khách dễ tham khảo.
  • Tạo các nút CTA điều hướng hành động của khách hàng.
  • Cá nhân hóa là điều bạn nên quan tâm khi thực hiện các Case Study.

7. Tạo video dựa trên Case Study

Xem video và đọc một bài viết thì khách hàng có xu hướng thiên về video nhiều hơn. Do vậy việc tạo nên nhận thức thương hiệu, quảng bá sản phẩm, đánh giá chất lượng từ video là rất quan trọng.

8. Tạo CTA trượt/pop-up

CTA trượt hoặc pop-up đều mang lại những kết quả tốt. Không nhất thiết lúc nào CTA của bạn cũng phải là những nút lớn, màu sắc hấp dẫn. Bạn có thể dùng CTA trượt/pop-up để điều hướng người dùng đến những trang web mới.

Các CTA/pop-up cần được thiết kế bố cục, màu sắc, hình ảnh bắt mắt nhằm kích thích kêu gọi khách hàng hành động. Nếu như lượng data thông tin khách hàng nhiều chứng tỏ bạn đã truyền tải nội dung thành công.

9. Tận dụng Email Marketing để Case Study

Các chiến dịch Email Marketing đang là xu hướng tiếp thị truyền thông cá nhân hóa tốt nhất. Bạn có thể chèn các Case Study vào chữ ký Email. Người dùng khi nhận email sẽ tiếp cận với các thông tin dễ dàng hơn.

10. Nên đăng tải Case Study trên mạng xã hội liên tục

Case Study trên Social Media mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Bạn có thể gắn tag khách hàng liên quan, tạo sự tiếp cận với hàng trăm khách hàng khác chỉ trong một thời gian ngắn. Case Study trên mạng xã hội nên chú trọng về nội dung truyền đạt, thời gian post, nguồn tài nguyên trên mạng xã hội.

Bạn hãy thay đổi các ảnh bìa trên mạng xã hội thường xuyên hơn. Đặc biệt là các kênh có lượng người tham gia đông như: Facebook / Twitter / LinkedIn hay Instagram.

11. Tạo Case Study trên SlideShare

SlideShare thuyết trình với các Case Study sẽ thu hút được rất nhiều người xem. Hiện nay Slideshare đang sở hữu 60 triệu người dùng tiềm năng. Tại đây cũng có thể nhúng các liên kết, chia sẻ lên mạng xã hội…

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp học tập và nghiên cứu Case Study. Nếu chưa từng áp dụng phương pháp này, bạn có thể thử ngay từ giờ nhé! Chúc bạn thành công!

Tags : chiến lược
HoangGH

Tác giả HoangGH