close
Marketing

4P trong marketing là gì? Chiến lược 4P trong Marketing Mix

Mô hình Marketing Mix (marketing hỗn hợp) hay mô hình 4P Marketing hẳn là khái niệm quá quen thuộc với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt giới Marketer nói riêng.

Nhờ vào mô hình 4P kết hợp cùng các chiến lược marketing thông dụng khác, bộ phận marketing trong các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu cũng như tương tác với khách hàng thân thiết hiệu quả và chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Từ đó nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của khách hàng nhiều hơn. Đó là giá trị cốt lõi của mục tiêu 4P.

Từ đó, mọi chiến dịch marketing đều trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Vậy 4P Marketing là gì? 4P trong Marketing là gì? Làm thế nào để sử dụng 4P tạo nên một chiến dịch marketing thành công?

Cùng tìm hiểu ngay với HoangGH nhé!

4P trong Marketing là gì

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix (hay marketing hỗn hợp) là khái niệm thường được biết đến là 4P Marketing, gồm các công cụ tiếp thị được marketer dùng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.

4P trong Marketing là gì?

4P được biết đến là mô hình đầu tiên của Marketing Mix (Marketing hỗn hợp). Đây là tập hợp các công cụ tiếp thị với 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Palace (địa điểm phân phối) và Promotion (xúc tiến). Hiện nay, chiến lược 4P Marketing được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhằm đạt được những mục tiêu lớn trong ra mắt sản phẩm.

Để biết rõ hơn về các yếu tố 4P trong Marketing, mời các bạn theo dõi tiếp những thông tin chi tiết dưới đây.

4P trong Marketing là gì

4P – Tổng hợp 4 yếu tố chính trong Marketing 4P

Product (sản phẩm)

Với chiến lược 4P trong Marketing thì sản phẩm chính là yếu tố trung tâm. Toàn bộ những hoạt động tiếp thị sẽ đều được bắt đầu với sản phẩm. Nếu như thiếu đi yếu tố này thì chúng ta sẽ không thể định giá, quảng bá hay kích thích người tiêu dùng đặt hàng.

Nó không chỉ là một thực thể vật chất đơn thuần mà còn nắm toàn bộ những khía cạnh vô hình, hữu hình khác. Ví dụ như là các dịch vụ, tính cách, ý tưởng hay tổ chức,…

product 4p marketing

Product (sản phẩm) là yêu tố đầu tiên của 4P Marketing.

Khi thiết kế các sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất:

  1. Sản phẩm sẽ được sản xuất hàng hoạt hay theo đơn đặt hàng?
  2. Sản phẩm ra mắt là hàng tiện dụng, hàng mua sắm, hàng đặt biệt hay là thụ động?
  3. Sản phẩm mới hoàn toàn hay đã tồn tại trên thị trường?
  4. Hãy chắc chắn rằng sản phẩm của bạn khi ra mắt sẽ không mắc phải sai sót nào và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng.

Price (giá cả)

Giá cả hay còn được biết đến là giá trị tiền tệ. Đây là số tiền mà khách hàng sẽ phải trả cho doanh nghiệp để có thể sở hữu sản phẩm. Yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu khi áp dụng mô hình 4P Marketing.

price- 4p marketing

Chi phí sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán ra.

Đối với các quyết định liên quan đến giá cả, doanh nghiệp sẽ cần phải hết sức cẩn trọng. Bởi đây chính là con dao 2 lưỡi trong 4P Marketing. Nếu như sản phẩm bạn đưa ra với giá quá cao thì sẽ có thể mang đến cảm giác chất lượng tốt cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này lại gây bất lợi cho doanh nghiệp khi đưa sản phẩm vào các cửa hàng. Do đó, các nhà tiếp thị khi áp dụng chiến lược này sẽ cần hiểu rõ nghệ thuật sử dụng thanh kiếm định giá và áp dụng sao cho khéo léo.

Place (địa điểm phân phối)

place marketing

Địa điểm (Place) là nơi bạn sẽ bán sản phẩm và cách bạn sẽ phân phối nó.

Địa điểm phân phối các sản phẩm giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu từ nhà sản xuất cho khách hàng. Theo đó, tỷ số lợi nhuận của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc hàng hóa chuyển nhanh hay chậm. Sản phẩm đến điểm bán càng sớm thì khả năng làm hài lòng khách hàng sẽ càng cao. Từ đây, số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu cũng gia tăng nhanh chóng.

Bởi vậy, đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần hết sức quan tâm khi áp dụng chiến lược 4P trong Marketing, đảm bảo sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Promotion (quảng cáo, xúc tiến)

social media

Promotion (quảng bá) – yếu tố quyết định doanh thu của một doanh nghiệp.

Promotion là hình thức quảng bá sản phẩm giúp nhiều người biết đến thương hiệu hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong mô hình 4P Marketing và quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp.

Tùy vào loại sản phẩm, mục tiêu của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn nhiều hình thức để quảng cáo, làm sao cho sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng tiếp cận.

Vai trò của chiến lược 4P trong Marketing

Thúc đẩy doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm mới chất lượng hơn

Chiến lược 4P Marketing giúp cho doanh nghiệp, nghiên cứu và hiểu rõ hơn về thị trường, nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, họ sẽ đưa ra những ý tưởng sáng tạo hơn, mang đến những sản phẩm phù hợp, đáp ứng mong muốn đến từ người tiêu dùng.

Cụ thể, các sản phẩm ra sau sẽ được tiêu chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng tốt hơn, mang đến những lợi ích lớn hay thậm chí là vượt quá sự mong đợi của khách hàng.

Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Mục tiêu áp dụng các chiến lược Marketing của doanh nghiệp đó là đưa thương hiệu phát triển hơn, phổ biến rộng khắp quốc gia, khu vực,… Và khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ thường xuyên có các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh được cao hơn, sản phẩm được bán nhanh, nhiều hơn. Đồng thời, việc quảng bá hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp cũng giúp khẳng định thương hiệu tốt hơn trên thị trường.

Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Chính điều này đã và đang đòi hỏi các đơn vị cần thường xuyên đổi mới, ra mắt các sản phẩm tốt, chất lượng hơn, có những tính năng ưu việt hơn.

Bên cạnh đó, vấn đề giá cả cũng có sự cạnh tranh khá lớn và doanh nghiệp sẽ cần không ngừng giải quyết các vấn đề để tạo ra lợi thế cho mình. Việc cạnh tranh công bằng cũng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

4P Marketing giúp gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà chiến lược 4P này còn có vai trò quan trọng với người tiêu dùng. Cụ thể đó là các sản phẩm mới, chất lượng các tính năng tốt, giá cả cạnh tranh sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ. Việc bỏ ra một số tiền phù hợp để sở hữu sản phẩm tốt chắc chắn là điều mà bất kỳ khách hàng nào cũng mong muốn. Do đó, khi áp dụng chiến lược 4P Marketing, doanh nghiệp còn giúp gia tăng lợi ích cho khách hàng của mình, thu hẹp khả năng tiếp cận của họ với sản phẩm.

6 Bước phát triển 4P trong Marketing Mix

Óc sáng tạo và khả năng nắm bắt được xu hướng là hai trong số những yêu cầu cần phải có của một Marketing Manager.

Nhưng chỉ dựa vào 2 yếu tố này thì có thể dẫn đến việc các sản phẩm mới đầy sáng tạo có thể không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Để có thể thành công, Marketing Mix cần phải dựa trên việc nghiên cứu rõ yếu tố 4P trong marketing, đồng thời kết hợp với sự đổi mới thông qua 7 bước sau:

Bước 1: Xác định Điểm bán hàng độc nhất

Đây chính là điểm khác biệt giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ. Thông qua các khảo sát người tiêu dùng, tìm cách đáp ứng được nhu cầu của họ, bạn sẽ biết xác định được đâu là đặc điểm hoặc tính năng chính của sản phẩm giúp nó được nhiều người yêu thích.

Bước 2: Thấu hiểu khách hàng

Xác định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi:

  • Ai là người sẽ mua sản phẩm?
  • Nỗi đau / vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
  • Họ mong muốn một sản phẩm như thế nào?

Hiểu được nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra các offer đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới, từ đó marketing hiệu quả hơn.

Bước 3: Tìm hiểu đối thủ

Chi phí và các lợi ích đi kèm như giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ phải được xác định và phân tích đánh giá kĩ lưỡng.

Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình một cách thực tế, khách quan nhất phù hợp với người tiêu dùng.

Bước 4: Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Đến bước này, người làm marketing cần tìm hiểu được:

  • Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở đâu?
  • Họ thường sử dụng kênh social nào?

Việc chọn lựa kênh phân phối và hình thức marketing cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng. Vì nhiều kênh Internet online (như Facebook, website, Youtube, …) có thể target số lượng khách hàng lớn trên phạm vi rộng.

Trong khi đó, nếu sản phẩm chỉ phục vụ một thị trường nhất định, marketer thường sẽ tập trung đẩy mạnh kênh/khu vực địa lý cụ thể.

Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Dựa trên việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và thiết lập mức giá cho sản phẩm, đến bước này, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện.

Dù sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào cũng cần phải đảm bảo tính thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm được làm nổi bật, dễ hiểu.

Bước 6: Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Đến bước này, bạn cần phải xem xét các yếu tố trên khớp với nhau như thế nào?

Vì cả 4 yếu tố trong 4P Marketing đều bị phụ thuộc và có liên quan mật thiết đến nhau, kết hợp với nhau tạo nên một chiến lược thành công.

  • Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?
  • Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?

Ngay trong phần kế tiếp, tôi sẽ cung cấp đến bạn một Case Study cụ thể để bạn có thể hiểu rõ hơn một công ty áp dụng 4P Marketing như thế nào!

Case study: Chiến lược marketing 4P của Starbucks

Starbucks được xem là một ví dụ điển hình về việc triển khai thành công mô hình Marketing Mix.

Bằng chứng là chỉ qua việc sử dụng mô hình 4P Marketing hiệu quả, Starbucks nhanh chóng trở thành chuỗi nhà hàng cà phê nổi tiếng và có vị thế hàng đầu trên thế giới.

Starbucks không chỉ phân tích chiến lược Marketing Mix như một cách để phát triển hình ảnh thương hiệu và sự nổi tiếng của mình mà còn không ngừng thay đổi phương thức marketing theo thời gian như một cách để đối phó với đối thủ trên thị trường, như: Dunkin’ Donuts, McDonald’s, Burger King, và Wendy’s.

Cùng tìm hiểu xem Starbucks triển khai kế hoạch Marketing 4P như thế nào nhé!

Product (Sản phẩm)

Tập đoàn Starbucks đã và đang liên tục đổi mới tổ hợp sản phẩm của mình để chiếm lĩnh thị trường thực phẩm và đồ uống nhiều hơn.

4p Starbucks

Sản phẩm của Starbucks khá đa dạng

Cụ thể, công ty bổ sung hoặc sửa đổi các dòng sản phẩm với mục đích mở rộng phạm vi thị trường và tăng thị phần. Sau đây là các dòng sản phẩm cốt lõi của Starbucks:

  • Cà phê
  • Trà
  • Đồ nướng
  • Frappuccino
  • Sinh tố
  • Thực phẩm và đồ uống khác
  • Hàng hóa (cốc, cà phê hòa tan, v.v.)

Hỗn hợp các dòng sản phẩm của Starbucks là kết quả sau nhiều năm sáng tạo trong kinh doanh.

Ví dụ, công ty đã thêm dòng Frappuccino sau khi mua lại The Coffee Connection vào năm 1994. Doanh nghiệp cũng có một quá trình đổi mới sản phẩm liên tục nhằm mục đích đưa ra các sản phẩm mới để thu hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt là khi họ có một lượng khách trung thành khá lớn trên thị trường quốc tế.

Do đó, sản phẩm của Starbucks trải dài từ đồ uống, thực phẩm và hàng hóa đều được cải tiến mùi vị kèm theo được lựa chọn, thiết kế cẩn thận với màu sắc bắt mắt để đáp ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Price (Giá thành)

Starbucks sử dụng chiến lược định giá cao cấp. Các sản phẩm cà phê của công ty đắt hơn hầu hết các sản phẩm cạnh tranh, chẳng hạn như McDonald’s Premium Roast.

Trong bối cảnh marketing mix ngày nay, Starbucks đã vô cùng khéo léo trong việc tận dụng xu hướng hành vi của khách hàng, quyết định mua các sản phẩm giá cao hơn trên cơ sở nhận thức được mối tương quan giữa giá cao và giá trị cao.

Rõ ràng, công ty vẫn không ngừng cố gắng phát triển và thực sự cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cũng như mang lại những trải nghiệm tuyệt với cho khách hàng khi đến thưởng thức sản phẩm tại cửa hàng.

Nhờ triển khai marketing mix đúng đắn, Starbucks đã luôn duy trì hình ảnh thương hiệu cao cấp trong nhiều năm qua.

Place (Địa điểm)

Starbucks hầu như cung cấp sản phẩm của mình tại các quán cà phê hoặc cửa hàng bán lẻ. Dưới đây là các địa điểm chính mà Tập đoàn Starbucks sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng:

  • Quán cà phê
  • Nhà bán lẻ
  • Ứng dụng di động

Ban đầu, Starbucks bán sản phẩm của mình thông qua các quán cà phê truyền thống. Sau đó, họ mới đăng tải trên các trang online và trang Social chính thức của họ.

4p Starbucks

Cửa hàng cà phê Starbucks

Tuy nhiên, vào năm 2017, Starbucks đã dừng hoạt động mở cửa hàng online trên các trang thương mại điện tử. Sự thay đổi giải pháp này đã phần nào thể hiện sự chuyển hướng của công ty sang tập trung vào trải nghiệm khách hàng tại cửa hàng.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng của Starbucks vẫn có kênh phân phối là các nhà bán lẻ.

Các ứng dụng dành cho thiết bị di động cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến một cách thuận tiện để họ có thể dễ dàng lấy đồ ăn và thức uống tại các quán cà phê của công ty.

Phần kết hợp tiếp thị này của Starbucks cho thấy công ty thích ứng rất tốt với xu hướng hiện đại thep thời gian, phần mềm công nghệ và điều kiện thị trường.

Promotion (Quảng bá)

Tập đoàn Starbucks chủ yếu quảng bá sản phẩm của mình thông qua bán hàng cá nhân, mặc dù quảng cáo cũng là một phần của chương trình quảng bá.

Cụ thể, các hình thức quảng bá Starbucks thường sử dụng, bao gồm:

  • Truyền miệng
  • Quảng cáo
  • Chương trình khuyến mãi bán hàng
  • Quan hệ công chúng

Starbucks hoạt động mạnh nhất ở phương thức truyền miệng bằng cách tập trung cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất để khuyến khích mọi người truyền bá những lời tích cực về doanh nghiệp.

Tiếp đó là phương thức quảng cáo thông qua truyền hình, phương tiện in ấn và Internet.

Các chương trình khuyến mãi được thực hiện thông qua Starbucks Rewards, là một chương trình liên quan đến quà tặng miễn phí mà khách hàng có thể nhận được sau khi mua một số lượng nhất định sản phẩm của công ty.

Starbucks không thường xuyên sử dụng hình thức PR vì nó không mang lại hiệu ứng tích cực cho doanh nghiệp.

Điển hình là chiến dịch PR của Race Together vào năm 2015 đã bị chỉ trích rộng rãi các khách hàng cho rằng Starbucks đã đơn giản hóa một vấn đề phức tạp như vấn đề chủng tộc.

chiến lược 4p Starbucks

CEO Howard Schultzcủa Starbucks và chiến dịch RaceTogether

Kết luận

Trong bài viết này, Mình đã đi rất chi tiết tất cả những thông tin bạn cần biết về 4P Marketing. Hy vọng sau bài viết, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho 4P trong marketing là gì và hơn hết là biết cách vận dụng nó trong chiến dịch marketing & kinh doanh của mình.

Chúc bạn thành công!

Tags : 4Pchiến lượcmarketing mix
HoangGH

Tác giả HoangGH