Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, Universal Analytics sẽ ngừng xử lý dữ liệu mới trong các tài sản chuẩn. Hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ bằng cách thiết lập và chuyển sang tài sản Google Analytics 4 => Tham khảo: Google Analytics 4 là gì? Cách gắn GA4 vào website
Bounce rate là một trong những chỉ số quan trọng trong SEO, dựa vào đây bạn có thể biết được chất lượng website mình có tốt hay không? Vậy Bounce rate là gì (hay tỷ lệ thoát trang là gì) và làm thế nào để tối ưu được tỷ lệ thoát ở mức thấp nhất? Cùng HoangGH tìm hiểu trong bài viết này!
Mục lục
Bounce rate là gì?
Bounce Rate thường được định nghĩa đơn giản là tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang Web mà không thực hiện hành động nào, chẳng hạn như nhấp vào liên kết, điền vào biểu mẫu hoặc mua hàng.
Mình sẽ phân loại rồi phân tích rõ hơn về tỷ lệ Bounce Rate ở dưới. Bounce Rate rất quan trọng, vì ba lý do chính sau đây:
- User thoát khỏi trang web của bạn mà không chuyển đổi, làm tăng Bounce Rate đúng không nào. Bởi vậy, khi bạn ngăn họ truy cập thoát, giảm bounce rate thì cũng có thể tăng tỷ lệ conversion.
- Bounce Rate – Tỷ lệ thoát có thể được sử dụng làm yếu tố xếp hạng của Google. Trên thực tế, một nghiên cứu trong ngành cho thấy tỷ lệ Bounce Rate của user có tương quan chặt chẽ với bảng xếp hạng Google trang đầu tiên.
- Tỷ lệ Bounce Rate cao cho bạn biết rằng trang web của bạn (hoặc các trang cụ thể trên trang web của bạn) có vấn đề với nội dung, trải nghiệm người dùng, bố cục trang hoặc bản sao.
Bounce Rate là một số liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật số và phân tích lưu lượng truy cập web. Trong khi hầu hết xem nó như một chỉ số đánh giá thành công, nên ý nghĩa thực tế của nó đôi khi bị hiểu sai.
Bounce Rate bao nhiêu là tốt?
Mọi website đều có Bounce rate, tuỳ vào loại hình và lĩnh vực website hoạt động mà Bounce rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên Bounce rate nên nằm trong khoảng <= 60%.
Với những website thuộc dạng tin tức, được nhiều người vào đọc mỗi ngày. Họ đọc hết bài này đến bài khác, nên Bounce rate sẽ thấp. Còn lại hầu hết là những website được tìm kiếm trên Google, hoặc thấy trên các trang quảng cáo, thì Bounce rate sẽ cao hơn nhiều.
Thống kê tỷ lệ thoát theo ngành (nguồn dữ liệu của Google)
Nguyên nhân làm Bounce rate tăng cao
Để giảm được Bounce rate, chúng ta phải biết vì sao Bounce rate lại tăng cao? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm cho tỷ lệ thoát trên trang tăng.
Tốc độ tải trang chậm
Bạn đang nghĩ tốc độ tải trang tăng lên 1s hay 2s là con số không đáng kể? Điều này là sai hoàn toàn, vì thời gian chờ đợi thêm vài giây trên website sẽ khiến khách hàng rời đi ngay lập tức và Bounce rate tăng cao.
Mặt khác tốc độ tải trang cũng là một trong những yếu tố để Google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm, vì vậy việc theo dõi và cải thiện tốc độ tải trang thường xuyên sẽ tác động tốt đến SEO và tỷ lệ thoát trang.
Nội dung trên website không chất lượng
Sáng tạo nội dung trên website nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Nếu nội dung của bạn không làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, họ sẽ rời bỏ website ngay lần đầu truy cập để tìm một nội dung phù hợp với họ.
Ngược lại, nếu nội dung trên website chất lượng thì không chỉ giữ chân được khách hàng lâu hơn, mà sẽ còn lôi cuốn và dẫn dắt họ đọc thêm nhiều bài viết.
Trải nghiệm người dùng trên website kém
Bố cục, màu sắc, hình ảnh, cách trình bày… trên chính website của bạn đóng vai trò quan trọng trong quyết định ở lại hay rời đi của khách hàng.
Bạn muốn đưa ra tất cả những gì mình nghĩ sẽ mang lại giá trị hữu ích, nhưng đôi khi nó lại “phản tác dụng”, trở nên rườm rà, rối mắt và không hướng đến người dùng. Do đó, một website quá rườm rà về màu sắc, bố cục sắp xếp không cân đối rất dễ làm tỷ lệ thoát tăng cao.
>> Tham khảo: https://hoanggh.com/ui-ux-la-gi-nhung-luu-y-khi-thiet-ke-website/
Tiêu đề và mô tả khác xa nội dung
Đánh lừa khách hàng bằng việc giật title (tiêu đề) và mô tả bài viết khá hấp dẫn, nhưng nội dung bên trong lại không liên quan là cách làm tồi tệ khi xây dựng nội dung.
Có thể khách hàng sẽ bị hấp dẫn và truy cập vào nội dung này. Nhưng chắc chắn họ sẽ rời trang ngay lập tức vì nội dung đó không thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Trang web không có liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ (Internal link) sẽ dẫn dắt khách hàng đi từ bài viết này đến bài viết khác, cải thiện được tỷ lệ thoát một cách đáng kể. Vì vậy, không gắn liên kết nội bộ cho bài viết trên website là một thiếu sót nghiêm trọng. Người dùng không biết phải làm gì tiếp theo sau khi đọc xong bài viết của bạn.
Website bị lỗi kỹ thuật
Bounce rate trên website của bạn bất ngờ tăng cao, nó có thể là dấu hiệu cho thấy website đang gặp phải một số lỗi kỹ thuật, dẫn đến việc không tải được trang web.
Nếu bạn gặp phải trường hợp này, bạn hãy kiểm tra xem các trang có tỷ lệ thoát tăng cao có đang gặp phải lỗi 404, lỗi javascript, lỗi plugin,… hay không nhé!
Làm sao để giảm Bounce rate?
Việc tối ưu Bounce Rate vô cùng quan trọng, khi nó trực tiếp ảnh hưởng đến CR (conversion rate) của website!
Vì nếu người dùng không ở lại trang của bạn đủ lâu thì chắc chắn bạn cũng chẳng thể mong đợi họ sẽ mua hàng hay thực hiện bất kỳ tương tác nào khác như điền form, đăng ký nhận bản tin, …
Ở đây mình đã tổng hợp 9 cách phổ biến nhất để giảm tỷ lệ thoát của trang
1. Cải thiện tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt
Một số nghiên cứu cho thấy các trang tải chậm là một trong những yếu tố giúp người dùng tránh xa (đặc biệt là trên thiết bị di động).
Một trong những phương pháp giúp cái thiện nhanh tỷ lệ thoát và còn tác động mạnh đến vấn đề xếp hạng và chuyển đổi thì đó là cải thiện thời gian tải trang của website.
Theo Google , thời gian tải tốt nhất cho trang đến từ di động là <3 giây.
>> Tham khảo: https://hoanggh.com/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-website-cham/
2. Tránh sử dụng pop-up
Người dùng rất ghét khi truy cập vào 1 website mà có cửa sổ pop up mở lên, nó gây phiền nhiều rất nhiều và Google thì rất ghét. Mặt khác khi cửa sổ pop-up bật lên thì cũng khiến cho người dùng rời khỏi trang, ngoài việc gây ảnh hưởng tới thứ hạng từ khóa thì đây là một hành động sẽ bị Google phạt vì nó không tuân thủ nguyên tắc chất lượng tìm kiếm của Google.
Một lựa chọn tốt hơn là sử dụng EXIT Popup (được hiển thị khi người dùng cố rời khỏi trang) hoặc cửa sổ bật lên được hiển thị khi người dùng ở lại trên trang trong một vài giây hoặc khi họ điều hướng xuống một phần nhất định của trang .
3. Thu hút sự chú ý của người đọc
Một cách hay để giữ người dùng trên trang web của bạn và giảm tỷ lệ thoát, là thu hút sự chú ý của họ bằng cách sử dụng cửa sổ Flyout.
Đây là một kỹ thuật được nhiều trang web sử dụng vì đây là cách tuyệt vời để mời người dùng truy cập vào các trang khác trên website.
4. Giảm thiểu việc sử dụng quảng cáo
Trang web có nhiều quảng cáo là vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google và cung cấp trải nghiệm không tốt cho người dùng. Việc sử dụng quá nhiều quảng cáo sẽ không giúp có nhiều nhấp chuột quảng cáo hơn nhưng chắc chắn rằng là tỷ lệ thoát sẽ cao hơn, người dùng sẽ rời khỏi website và cũng không truy cập lại.
Điều quan trọng khi bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn từ AdSense là vị trí của quảng cáo chứ không phải số lượng quảng cáo bạn có trên một trang.
5. Sử dụng liên kết nội bộ
Một kỹ thuật khác để khuyến khích người dùng tương tác với nội dung của bạn và truy cập vào nhiều trang khác hơn đó là sử dụng liên kết nội bộ.
Liên kết nội bộ không chỉ giúp người dùng tìm hiểu thêm những chủ đề khác mà còn rất tốt trong SEO và giúp làm giảm Bounce Rate.
6. Cải thiện title và description phù hợp với nội dung của bạn
Có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa title – description và giảm tỷ lệ thoát. Nó liên quan để nhu cầu của người truy cập trước khi click vào trang. Khi người click vào liên kết từ tìm kiếm của Google, họ làm điều đó vì những gì họ đọc trong title và description.
Nếu nội dung không cung cấp như đã mô tả trong title và description thì đồng nghĩa tỷ lệ thoát sẽ rất cao.
7. Làm đẹp nội dung
Thêm tiêu đề thích hợp, hình ảnh và làm đẹp văn bản của bạn bằng cách sử dụng các đoạn nhỏ, in đậm và in nghiêng .
Điều này sẽ tăng khả năng đọc, thời gian trên trang web và tất nhiên tỷ lệ thoát thấp hơn.
8. Hướng dẫn người dùng về những việc cần làm tiếp theo
- Hiển thị bài viết có liên quan ở cuối trang.
- Có 1 chức năng tìm kiếm có sẵn trong sidebar.
- Đặt các tiện ích con khác trong sidebar với các liên kết tới các bài viết phổ biến, các chủ đề nóng…
9. Cải thiện chất lượng nội dung của website
Cuối cùng, đừng quên rằng để giữ chân người dùng trên một trang và cả website nói chung đó là chất lượng nội dung.
Hãy kiểm tra phần báo cáo hiệu suất trong Google Search Console và tìm hiểu xem từ khóa nào mà trang đang có được nhấp chuột. Sau đó đánh giá nội dung dựa trên những gì người dùng đang tìm kiếm và thực hiện thay đổi cho phù hợp với mục đích của người dùng.
Kết luận
Trên đây mình vừa giúp các bạn định nghĩa được khái niệm Bounce rate là gì? Dựa vào tỷ lệ thoát trong Google Analytics, bạn hoàn toàn có thể đo lường được chất lượng traffic của website.
Hy vọng với những thông tin này, bạn đã tìm ra cho mình câu trả lời cho Bounce Rate là gì cũng như vận dụng nó thật tốt vào trong công việc của bạn.
Chúc bạn thành công!