close
Marketing

Truyền thông thương hiệu là gì? Cách quảng bá thương hiệu đúng cách

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, nhiều thương hiệu tham gia vào “cuộc đua” chiếm lĩnh thị phần thì các doanh nghiệp cần có chiến lược để thu hút khách hàng, gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Để làm được điều đó đòi hỏi các chiến lược truyền thông thương hiệu cần được xây dựng bài bản, khéo léo.

Dưới đây, HoangGH sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề “truyền thông thương hiệu là gì” cùng cách thức thiết lập quảng bá thương hiệu tối ưu nhất.

truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu là gì?

Truyền thông thương hiệu chính là quá trình thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá cho thương hiệu thông qua các dấu hiệu nhận biết về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp đó. Thông qua hoạt động này sẽ tạo dựng được niềm tin về quan điểm, hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Đây cũng là một phần nhỏ trong lĩnh vực marketing. Từ đây sẽ có 2 nhóm thương hiệu là thương hiệu cá nhân và thương hiệu tổ chức, hàng hóa. Tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực truyền thông đều sẽ được áp dụng vào trong chiến lược truyền thông thương hiệu.

Các hình thức truyền thông thương hiệu

Để tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với thương hiệu thì sẽ sử dụng đến 2 hình thức truyền thông thương hiệu chính là: trực tiếp và gián tiếp. 2 hình thức này đều mang đến những ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Việc sử dụng hình thức nào sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Truyền thông trực tiếp

Truyền thông thương hiệu trực tiếp chính là hình thức truyền thông truyền thống. Là việc sử dụng một đội ngũ nhân sự trực tiếp tới các nơi đông người giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu tại các khu đông dân cư, chung cư, chợ, siêu thị,… Quy mô truyền thông không phụ thuộc vào tiềm lực doanh nghiệp.

Ưu điểm:

  • Nắm bắt tâm lý khách hàng số đông
  • Dễ dàng thuyết phục và tạo chuyển đổi dễ hơn
  • Đo lường được hiệu quả doanh số.

Nhược điểm:

  • Tốn kém
  • Mất thời gian
  • Cần nhiều nhân lực
truyền thông thương hiệu

Truyền thông gián tiếp

Hình thức truyền thông gián tiếp là hình thức truyền thông được áp dụng rộng rãi và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Qua các hoạt động quảng cáo, truyền thông số, …. doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ
  • Lan tỏa được đến số đông người nhanh chóng
  • Phạm vi tiếp cận không bị giới hạn bởi không gian địa lý
  • Triển khai các chiến dịch truyền thông với các mức chi phí khác nhau
  • Đo lường hiệu quả thông qua các công cụ đo lường trên mạng xã hội dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Dễ bị thao túng, định hướng
  • Không thể cảm nhận được thái độ, hành vi của người dùng trực tiếp.

Vai trò của truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc phát triển trên thị trường, cụ thể như sau:

Tạo dựng niềm tin: Thông qua việc sử dụng hàng loạt các chiến dịch truyền thông quy mô lớn và liên tục, cùng với sự xuất hiện của các KOL, dẫn chứng khoa học… đã giúp cho khách hàng có được sự tin tưởng với doanh nghiệp, thương hiệu mà mình đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.

Thay đổi quan điểm về hành vi: Nó sẽ thay đổi quan điểm về hành vi của khách hàng theo hướng mình mong muốn. Bằng cách tập trung vào các vấn đề của khách hàng, đưa ra các giải pháp hoặc động lực để giúp cho khách hàng dần thay đổi được quan điểm theo hướng có lợi.

Nâng cao giá trị của thương hiệu: Các giá trị của thương hiệu nằm ở sự tin tưởng, sự ảnh hưởng của các thương hiệu đó đối với người tiêu dùng. Mà quá trình thực hiện truyền thông thương hiệu các giá trị của thương hiệu sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngoài việc tăng giá trị của thương hiệu thì nó còn làm gia tăng giá trị của sản phẩm mà thương hiệu đó mang đến.

Trở nên quen thuộc, gần gũi và quan trọng với khách hàng: Thông qua việc truyền thông thương hiệu không chỉ tạo nên sự tin tưởng mà nó còn tác động đến với người xem và khiến cho người xem trở thành sứ giả truyền thông cho thương hiệu đó.

Cuối cùng, chính là kích cầu tiêu thụ sản phẩm để gia tăng doanh giá và gia tăng được hành vi mua hàng của khách hàng.

truyền thông thương hiệu

Cách xây dựng truyền thông thương hiệu

Để có thể xây dựng chiến dịch truyền thông thương hiệu hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần lên kế hoạch và thực hiện từng bước cụ thể.

Bước 1: Xác định mục tiêu truyền thông

Xác định mục tiêu truyền thông luôn được xem là bước đầu tiên cần được thực hiện để doanh nghiệp có thể nắm rõ thước ngắm của mình. Nếu không có một mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ không thể xác định hướng đi cụ thể. Để làm được điều này, doanh nghiệp trước tiên cần xác định đối tượng khách hàng muốn hướng đến trong chiến dịch truyền thông thương hiệu này.

Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những đặc điểm, yêu cầu và sở thích khác nhau. Doanh nghiệp cần phải thấu hiểu khách hàng của mình để có cơ sở xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu về khách hàng của mình thông qua các yếu tố về nhân khẩu học, sở thích, lối sống, khả năng chi tiêu,…

Bước 2: Xác định mục tiêu muốn đạt được

Sau khi đã có cho mình đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp tiếp theo sẽ cần xác định mục tiêu chiến dịch truyền thông thương hiệu là gì. Mục tiêu chính là những gì mà doanh nghiệp muốn đạt được sau cùng khi thực hiện chiến dịch truyền thông.

Chỉ khi xác định được mục tiêu thì doanh nghiệp mới có cơ sở để đo lường hiệu quả của chiến lược truyền thông thương hiệu. Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới phải phù hợp với đối tượng khách hàng đã xác định. Hơn nữa, khách hàng cũng phải dựa vào khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng, mức độ gia tăng doanh số,…

truyền thông thương hiệu - Xác định mục tiêu muốn đạt được

Bước 3: Xây dựng thông điệp cốt lõi

Thông điệp cốt lõi là thông điệp quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Nó phải được xây dựng dựa trên mục tiêu truyền thông và mục tiêu muốn đạt được. Thông điệp cốt lõi phải gọn gàng, dễ hiểu và gợi nhớ cho khách hàng. Bạn nên sử dụng những từ ngữ đơn giản, thân thiện và gần gũi với khách hàng.

Bước 4: Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp

Lựa chọn kênh truyền thông đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các chiến dịch truyền thông thương hiệu quả doanh nghiệp. Tùy vào hình thức truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn là trực tiếp hay gián tiếp, các kênh truyền thông cũng sẽ khác nhau.

Khi đã chọn được kênh truyền thông phù hợp cho mình, doanh nghiệp sẽ biết được cách thức để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau để tối ưu chiến dịch truyền thông thương hiệu của mình.

Bước 5: Đo lường hiệu quả chiến dịch

Cuối cùng, việc đo lường hiệu quả của chiến lược truyền thông thương hiệu là rất quan trọng để điều chỉnh và cải thiện chiến lược. Các chỉ số có thể đo lường bao gồm lưu lượng truy cập trang web, số lượt mở email, tương tác trên mạng xã hội, tần suất hiển thị quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi.

Bằng cách giám sát và phân tích các chỉ số này, bạn có thể đánh giá được hiệu quả của chiến lược truyền thông thương hiệu của mình và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện hiệu quả của chiến lược.

Kết luận

Quảng bá thương hiệu là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của lĩnh vực marketing và có thể áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực nếu bạn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng qua những giải đáp truyền thông thương hiệu là gì của HoangGH đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động này và lựa chọn hình thức triển khai phù hợp nhất.

Chúc bạn thành công!

Tags : brandthương hiệu
HoangGH

Tác giả HoangGH