close
SEO

Subdomain là gì? Cách tạo và những điều cần biết về subdomain

Đối với các quản trị website thì khái niệm Subdmain đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, khái niệm này không phổ biến khiến cho nhiều người, trong đó có cả các quản trị viên mới hoặc những nhà kinh doanh muốn tìm hiểu về website.

Vậy Subdomain là gì? Khi nào nên sử dụng chúng và vào mục đích nào? Sau đây HoangGH sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ về Sub domain để ứng dụng cho phù hợp.

subdomain là gì

Subdomain là gì?

Subdomain hay các chuyên gia còn gọi là tên miền phụ (domain phụ). Đây là một phần được tách ra từ Domain. Subdomain hoạt động riêng biệt như một trang web bình thường và có cùng tên miền chính. Và nó tách biệt hoàn toàn như 1 website khác (nên về mặt SEO, nó không hưởng bất kỳ backlinks nào từ domain chính)

Để dễ hiểu, ta ví dụ một website có tên miền chính (Domain) là: abc.com. Khi đó, bạn muốn tạo một trang web mới để khuyến mại các sản phẩm của công ty, bạn có thể đăng ký một subdomain dưới dạng: khuyenmai.abc.com. Chúng không phải module, nếu là module sẽ có tên miền truy cập là: abc.com/review.

Ví dụ cụ thể từ HACOM (HANOICOMPUTER) với tên miền chính là: hanoicomputer.vn, sau đó chúng tôi muốn tạo trang tin tức blog nên tạo thêm 1 subdomain như sau: news.hanoicomputer.vn

Bằng cách sử dụng tên Subdomain, bạn tạo ra một trang web hoàn toàn riêng biệt, hoạt động độc lập mà không cần mất phí đăng ký tên miền mới hay gặp các rắc rối như việc xử lý chuyển hướng tên miền.

Do vậy, thay vì phải tạo thêm một Module hoạt động dưới sự kiểm soát của website chính thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng subdomain để tự do tạo các trang web mới, trong khi vẫn giữ được tên miền chính. Các subdomain này thường được dùng để tạo các website nhất định như: thương mại điển tử, blog, review…

Cấu trúc Subdomain

Cấu trúc của Subdomain

Mục đích sử dụng của Subdomain là gì?

Dù Subdomain là một phần của website chính, công cụ tìm kiếm vẫn xem Subdomain là một thực thể độc lập. Mọi người nhận ra điều đó và quyết định sử dụng Subdomain cho nhiều mục đích khác. Thậm chí khi họ không muốn một phần nào đó trong website được Google Index so với phần còn lại. Tên miền phụ thường được sử dụng để:

Tạo website riêng dành cho đối tượng người dùng nhất định

Điều này đặc biệt đúng nếu bạn muốn chuyên tâm phục vụ các khu vực khác, content và ngôn ngữ website vì thế phải thay đổi theo từng vùng. Đôi lúc tạo nhiều website không giống nhau dễ hơn nhiều so với duy trì một trang hoạt động đa ngôn ngữ.

Craigslist là trang có nhiều Subdomain riêng cho từng khu vực khác nhau. Ngoài để điều chỉnh content cho phù hợp. Họ còn sử dụng Subdomain để tối ưu hóa website riêng biệt cho từng lãnh thổ. Ví dụ khi vào website Craigslist, trang đưa tôi về https://zagreb.craigslist.org/ tương ứng với vị trí hiện tại của tôi.

Tách blog hoặc trang thương mại điện tử khỏi website chính

Bạn có thể muốn làm vậy do quy mô blog (có thể tăng lên ), thiết kế blog khác nhau. CMS khác nhau hoặc blog được sử dụng với mục đích khác domain chính. Lấy ví dụ do website chính của HACOM là để bán các sản phẩm nên để tách phần blog tin tức ở miền riêng là news.hanoicomputer.vn

Tiết kiệm chi phí khi tận dụng Subdomain

Khi sử dụng Subdomain bạn không tốn bất kỳ chi phí nào khi bạn đã đăng ký tên miền, do đó bạn không tốn thêm tiền để mua domain mới mà vẫn có thể tạo ra nhiều website khác dưới dạng Subdomain. Hơn thế, bạn có thể tận dụng giao diện thiết kế trên site domain chính mà không phải tốn thêm chi phí thiết kế website.

Tạo trang dành riêng cho mobile

Bạn có thể tạo Subdomain nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho những người dùng sử dụng hoạt động của thiết bị di động. Thay vì xây dựng trang web có độ phản hồi cao, yêu cầu nhiều thứ để đáp ứng nhiều kích thước màn hình khác biệt nhau.

Bạn có thể chọn cách linh hoạt hơn là đem lại trải nghiệm riêng cho từng kích thước màn hình . Thay vì phải canh lề content phù hợp với kích thước. Website của bạn sẽ có thể xác định loại thiết bị và chỉ cung cấp bố cục chính xác cho kích thước đó.

Chẳng hạn người dùng laptop sẽ vào yourwebsite.me trong khi người dùng di động và tablet sẽ vào m.yourwebsite.me được quản lý trên Subdomain.

Nếu bạn có nhiều người dùng tạo profile trên Root Domain

Khi tạo profile trên Tumblr, trang của bạn sẽ là youprofile.tumblr.com. Nhiều trang dịch vụ có chức năng tương tự, bạn có thể chọn connect tên miền với profile sau đó.

Bất lợi của việc có nhiều Subdomain không giống nhau, nhất là nếu bạn muốn bán hoặc nhượng cho người khác sử dụng, là khi Subdomain và Root Domain được xem như một, trong nhiều trường hợp Subdomain bị user “gắn cờ” nghi ngờ tấn công giả mạo.

Nếu bạn có 10 domain và chỉ cần 1 trong số đó bị gắn cờ. Thì Root Domain và 9 Subdomain còn lại cũng sẽ bị như vậy.

Trong trường hợp một số user sử dụng Subdomain nhằm thực hiện hành vi bất chính trên mạng thì cả domain cũng sẽ bị phạt. Nếu chuyện đó xảy ra thì bạn phải xóa người dùng và cung cấp bằng chứng hữu ích. Cho thấy bạn đã làm vậy để gỡ phạt cho domain, tuy nhiên nên nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh.

khi nào sử dụng subdomain

Khi nào bạn nên sử dụng Subdomain

Hiển nhiên khi subdomain là miễn phí và vô tận thì bạn có thể sử dụng chúng thoải mái bất cứ khi nào. Tuy nhiên, chúng chỉ hiệu quả khi bạn sử dụng chúng đúng mục đích. Bạn nên sử dụng subdomain khi:

Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới

Doanh nghiệp vừa cho ra mắt một dòng sản phẩm mới dành cho nhóm đối tượng khách hàng không giống như khách hàng của website chính. Và việc bạn cần làm là sử dụng subdomain là tạo một website mới dành riêng cho các đối tượng khách hàng mới. Trang web này thiết kế riêng, nội dung độc lập.

Subdomain còn hỗ trợ công ty trong khả năng tạo một chiến dịch/nội dung thử nghiệm mới. Sau khi tạo trang, bạn có thể quảng cáo chiến dịch này để xem nó có thực sự hiệu quả. Nếu nó hoạt động tốt, bạn có thể chắc chắn xây dựng website này. Còn nếu không, bạn chỉ cần xóa subdomain này đi mà không có bất kỳ tổn thất nào.

Đây là một công cụ giúp bạn kiểm tra các nội dung thử nghiệm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Quản lý, hỗ trợ các trang web tối đa nhất

Mặc dù đội ngũ quản trị viên đông đảo của công ty bạn có thể quản lý tốt một trang web đa ngành nghề. Tuy nhiên, việc này sẽ làm chồng chéo công việ và khó có quy trình đầy đủ.

Do vậy, doanh nghiệp chọn cách tách từng nhóm sản phẩm ra các trang web riêng của subdomain và phân công quản trị viên. Khi đó, việc quản lý trở nên dễ dàng và quy củ hơn. Hơn nữa, đối với các trang thương mại điện tử, việc bảo mật kỹ càng hơn so với blog hay trang review. Chỉ khi tách chúng ra việc bảo mật mới phát huy tối đa.

Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu

Việc tạo webstie ra mắt sản phẩm dưới sự hỗ trợ của subdomain vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, vừa đưa ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Đặc biệt, vừa có thể tận dụng lượng truy cập từ Domain chính lại có thể làm SEO chính xác hơn. Chỉ khi có các chiến lược đúng đắn và chiến dịch phù hợp mới có thể giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhanh chóng, quảng bá bền vững.

Một Domain chính tạo được tối đa bao nhiêu subdomain?

Theo quy tắc, một domain chính có thể tạo ra vô số các subdomain, không giới hạn số lượng. Bởi vậy, nhiều người đã lợi sử dụng công cụ này để kiếm tiền. Cách kiếm tiền cũng rất đơn giản. Bạn chi ra một số tiền để mua lại một tên miền chính (Domain) rất “xịn”, sau đó tạo ra các subdomain liên quan và bán lại chúng cho những người có nhu cầu.

Tuy nhiên, thực tế khi thành lập trang web dưới sự quản lý của subdomain lại phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Cấu hình nơi website chính đăng ký máy chủ
  • Cấu hình máy chủ DNS của tên miền đang lưu trữ và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ chứa DNS hiện tại.
  • Khả năng tương thích SEO.

Phải nói rằng, chính khả năng tương thích SEO là thứ quan trọng khiến các nhà quản trị giới hạn số subdomain. Khi càng nhiều tên miền phụ thì khả năng tương thích SEO càng giảm xuống. Điều nay ảnh hưởng rất lớn đến website chính.

Domain và Subdomain không có nhiều điểm khác biệt. Mặc dù vậy, nhiều người lại bị nhầm lẫn và cho rằng “www” là là một phần trong Domain. Nhưng thực chất, tên miền chính chỉ có dạng abc.com, còn thực chất tên miền “www.abc.com” là một subdomain. Chẳng qua vì nó đã quá quen thuộc với chúng ta nên có nhiều người nhầm tưởng như vậy. Bạn hoàn toàn có thể thay “www” bằng một subdomain khác như: “wiki.abc.com” hay “buy.abc.com”……

Như vậy, bây giờ bạn đã có thể phân biệt được đâu là một Domain, đây là một subdomain dựa vào địa chỉ web mà bạn truy cập.

subdomain là gì

Hướng dẫn tạo Subdomain

Sau khi đã đăng ký tên miền chuẩn, trong hướng dẫn tạo Subdomain này của tôi, bạn sẽ làm 2 bước như sau:

  • Nghĩ ra Subdomain muốn tạo
  • Kích hoạt và điều hướng Subdomain về một website mới của bạn (hoặc trang trung gian thứ ba)

Suy nghĩ tên Subdomain là gì?

Bước 1 của cách tạo Subdomain này rất đơn giản. Những gì bạn cần làm là nghĩ ra tên Subdomain ngắn và phù hợp với mục đích của trang.

Thông thường Subdomain có thể gồm các ký tự từ a-z, A-Z, 0-9 và dấu gạch nối (trong trường hợp bao quanh là các ký tự và chữ số khác); không có khoảng cách.

Nhưng quy tắc này cũng thay đổi tùy theo nhà cung cấp tên miền nên tốt nhất bạn nên kiểm tra lại trường hợp của mình. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những Subdomain phổ biến như cửa hàng, blog, ngôn ngữ (en/vi), vị trí (philadelphia), forum, sự kiện, cộng đồng, help, tin tức, công việc.

Kích hoạt, điều hướng Subdomain về một website mới

Bước 2 của cách tạo Subdomain này khá là khó vì để thực hiện cả quá trình bạn không chỉ cần kích hoạt Subdomain mà còn phải xác định vị trí của trang trên website. Vị trí này có thể là:

  • Một phần trong website sẵn có của bạn
  • Website hoặc URL trung gian thứ ba
  • Một website hoàn toàn mới của bạn

Những bước trong cách tạo domain này chính xác thế nào còn tùy thuộc vào nhà quản lý tên miền hoặc/và web host.

Nhưng một điều chắc chắn là nếu bạn chỉ sử dụng một công ty cho cả tên miền và hosting thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều. Do bạn có thể thiết lập cài đặt mọi thứ chỉ với một Control Panel người dùng. Trong khi đó nếu bạn sử dụng domain và hosting từ hai công ty khác biệt. Bạn cần làm theo nội dung quy định và chính sách bảo mật của từng bên.

Sau đây là link các bước trong hướng dẫn tạo Subdomain dựa trên địa chỉ bạn đăng ký tên miền.

Quản lý Subdomain

Để quản lý Subdomain bạn vào trình quản lý thông qua Control Panel của tài khoản hosting. Chọn vào mục Subdomain từ Control Panel. Nhập Subdomain bạn muốn và nhấn nút “tạo” để thực hiện.

Sau khi đã tạo Subdomain bạn vào “Liệt kê những Subdomain hiện hành” để nhìn thấy danh sách Subdomain bạn đã tạo. Từ đây bạn có thể dễ dàng quản lý toàn bộ Subdomain.

Những lưu ý về subdomain

Subdomain rất hữu dụng. Tuy nhiên bên cạnh những công dụng thì subdomain cũng có một vài nhược điểm. Khi sử dụng tên miền phụ, bạn cần chú ý những điều sau

Quản lý chặt chẽ các subdomain tránh bị giả mạo

Bất lợi đầu tiền của việc tạo ra quá nhiều tên miền phụ khác nhau chính là việc bạn bán hoặc sang nhượng website cho người khác sử dụng.

Chỉ cần 1 trong các subdomain có nguy cơ bị tố cáo, bị spam thì ngay lập tức các tên miền phụ còn lại cũng nằm trong vùng nguy hiểm. Thậm chí, nếu có nghi ngờ tấn công giả mạo, Domain chính của bạn còn có khả năng bị khai trừ vĩnh viễn. Trừ khi bạn cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh bạn không trục lợi, nhưng những thủ tục này thường rất rườm rà.

Subdomain yêu cầu quản trị xây dựng nhiều hơn

Hiển nhiên việc có nhiều website thì công việc xây dựng và quản trị cũng nhiều hơn. Bên cạnh lợi ích là quản trị độc lập nhanh chóng, thì dường như các quản trị viên phải làm gấp đôi công việc bình thường. Nếu chỉ sử dụng subdomain làm trang web hỗ trợ thì việc xây dựng sẽ dễ dàng hơn.

Khó tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán

Thông thường, để trang web của tên miền phụ đồng nhất hoàn toàn với trang web chính thì doanh nghiệp sẽ sử dụng luôn thiết kế đó. Sẽ rất khó để bạn duy trì trải nghiệm thương hiệu nhất quán trên một website hoàn toàn mới. Trừ khi bạn nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Subdomain ảnh hưởng đến SEO

Trước đây, giữa tên miền chính và tên miền phụ được các trang tìm kiếm như Google xử lý hoàn toàn tách biệt. Google coi đây là 2 trang web độc lập. Do đó, các quản trị viên SEO tân dụng lợi thế tự nhiên này để cùng lúc hỗ trợ cho chúng tăng khả năng xếp hạng.

Tuy nhiên, với thuật toán thông minh của Google thay đổi liên tục, giờ đây, Domain và subdomain được xếp vào dạng gần giống nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến domain. Chính vì vậy, có càng nhiều subdomain sẽ càng ảnh hưởng đến thứ hạng website. Điều này có thể thấy khi bạn tìm kiếm cho một từ khóa, dựa vào kết quả hiển thị bạn sẽ thấy rằng tên miền chính được hiển thị nhiều hơn.

Kết luận

Hy vọng nội dung trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin và giúp bạn tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất cho những câu hỏi: Subdomain là gì? Subdomain được sử dụng để làm gì? Và quan trọng hơn là bạn biết cách tạo Subdomain nhanh chóng nhất.

Chúc bạn thành công!

HoangGH

Tác giả HoangGH