Hiểu cách hoạt động của SEO trên Instagram là điều quan trọng giúp các doanh nghiệp kết nối với những người theo dõi mới.
Làm thế nào để thương hiệu của bạn được chú ý trong hơn một tỷ người dùng Instagram hiện nay? Bạn hoàn toàn có thể thử bắt đầu với việc SEO trên Instagram. Đây sẽ là cách làm tăng thứ hạng tìm kiếm và đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu mà không cần tốn một khoản chi phí nào.
Mục lục
SEO trên Instagram là gì?
SEO trên Instagram là việc tối ưu hoá nội dung tìm kiếm trên Instagram. Nghĩa là khi ai đó tìm từ khoá hoặc bằng thẻ hashtags có liên trong trong hộp tìm kiếm của Instagram, nếu bạn làm SEO tốt, Instagram sẽ đưa tài khoản hoặc nội của bạn xuất hiện lên đầu danh sách.
>> Tham khảo: SEO là gì? Những thông tin cơ bản về SEO
Các yếu tố xếp hạng SEO trên Instagram
Nội dung tìm kiếm
Dựa trên các cụm từ mà người dùng tìm kiếm, Instagram sẽ gợi ý những người dùng có tên, tiểu sử, chú thích, thẻ hashtags hay các địa điểm có liên quan đến nội dung mà họ tìm. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp bạn cần phải nghiên cứu các cụm từ tìm kiếm mà mọi người hay sử dụng và đưa vào những nội dung tương tự, phù hợp với trang của mình.
Hoạt động của người dùng
Hoạt động của người dùng bao gồm các thẻ hashtags, các tài khoản mà người dùng đã theo dõi và tương tác cũng như các bài đăng mà họ đã xem trong quá khứ. Những tài khoản này sẽ có lượt xếp hạng cao hơn so với những tài khoản không tương tác.
Các nội dung phổ biến
Các nội dung này sẽ có khả năng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Instagram xác định mức độ phổ biến thông qua số lần nhấp, thích, chia sẻ và theo dõi.
Chiến thuật SEO trên Instagram để tăng phạm vi tiếp cận
Tối ưu hoá hồ sơ Instagram
Hồ sơ cá nhân là nơi bạn có thể dễ dàng tối ưu mọi thứ. Tên tài khoản là nơi đầu tiên bạn có thể bắt đầu, hãy đặt tên tài khoản có chứa từ khoá mà bạn muốn khách hàng tìm thấy (tên thương hiệu, tên ngành dịch vụ thương hiệu bạn đang kinh doanh,…) Đảm bảo cả phần tiểu sử cũng chứa tên từ khoá đó. Như ví dụ ở dưới đây, từ travel xuất hiện ở cả tên tên tài khoản và phần tiểu sử. Ở phần tiểu sử này, bạn cũng có thể làm rõ bản thân với những nội dung: Bạn là ai? Bạn là gì? Mọi người tìm đến bạn vì lý do gì? Bạn cung cấp thông tin hay nội dung gì cho người dùng?,…
Sau đó bạn cần thêm cả vị trí trong tiểu sử của mình nếu đây là tài khoản liên quan đến doanh nghiệp. Để thêm vị trí cho tài khoản trên Instagram, bạn cần mở ứng dụng và nhấn vào biểu tượng hồ sơ, nhấn tiếp vào chỉnh sửa hồ sơ và sau đó nhấn vào tuỳ chọn liên hệ: Nhập địa chỉ của bạn (có thể là địa chỉ cụ thể hoặc chung chung tuỳ thích). Cuối cùng, bạn cần đảm bảo rằng mình đã bật thanh trượt để cho hiển thị thông tin liên hệ ra ngoài tài khoản.
Sử dụng các hashtag phù hợp
Instagram tiết lộ các từ khoá và thẻ hashtags xuất hiện trực tiếp trong phần nội dung chú thích sẽ tác động đến kết quả tìm kiếm. Họ cũng chia sẻ một số tips về thẻ hashtags giúp tăng mức độ hiển thị của bài viết hay tài khoản trên thanh tìm kiếm của Instagram, cụ thể:
- Chỉ sử dụng các hashtags có nội dung liên quan.
- Sử dụng kết hợp các hashtags đang thịnh hành, phù hợp với nội dung bài đăng và thương hiệu.
- Chỉ giới hạn từ 3 đến 5 hashtags cho mỗi bài đăng.
- Không nên sử dụng các hashtags quá chung chung hoặc không liên quan đến nội dung bài đăng.
Mặc dù, Instagram cho phép người dùng sử dụng tối đa 30 hashtags cho mỗi bài đăng. Nhưng, lạm dụng quá nhiều thẻ tags sẽ khiến bài đăng của bạn không được tối ưu và phân phối đến đúng đối tượng người dùng.
Sử dụng các từ khóa phù hợp
Trước đây, tìm kiếm trên Instagram không xem xét các từ khóa trong caption (chú thích), nhưng điều đó dường như đang thay đổi. Hiện nay, ứng dụng đặc biệt khuyến khích đưa các từ khóa có liên quan vào phần caption của bài đăng để giúp tăng khả năng tìm kiếm và khám phá.
Đây là một phần nỗ lực của ứng dụng khi cố gắng thay đổi cách phân phối kết quả tìm kiếm thay vì như trước đây chỉ tìm kiếm được thông qua tên tài khoản, hashtags và địa điểm có liên quan.
Bây giờ, kết quả tìm kiếm cũng bao gồm các trang kết quả có chứa từ khóa. Đây là một tin tuyệt vời cho các thương hiệu ít được mọi người biết đến. Vì nó mang lại cho họ những cơ hội tốt hơn khi người dùng có thể tìm kiếm nội dung của bạn mà không cần biết tên tài khoản cụ thể.
Như bạn thấy, khi nhấp tìm kiếm bằng một từ khoá “travel photography”, Instagram sẽ trả về cho bạn kết quả toàn bộ một trang nội dung có liên quan đến từ khoá “travel photography”. Vậy, làm thế nào để bạn lựa chọn được từ khóa mục tiêu cho trang của mình? Các công cụ phân tích như Google Analytics, Hootsuite Insight,.. sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn để lựa chọn những từ khóa khiến người dùng truy cập đến trang của bạn.
Thêm văn bản thay thế vào hình ảnh
Văn bản thay thế trên Instagram cũng giống như văn bản thay thế trên website. Đoạn mô tả này được thiết lập thông qua công nghệ nhận dạng đối tượng của Instagram, tạo thuận lợi cho những người sử dụng trình đọc màn hình.
Thực tế, văn bản thay thế tự động sẽ không bao giờ chi tiết như văn bản chú thích do con người tạo ra. Tuy nhiên, việc cung cấp văn bản thay thế tùy chỉnh này sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho những người bị khiếm thị cũng như gửi tín hiệu SEO tốt hơn trên Instagram.
Để thêm văn bản thay thế trong trường hợp bạn đăng ảnh, đầu tiên, bạn cần vào phần Cài đặt nâng cao ở cuối màn hình nơi bạn viết caption. Trong trợ năng, hãy nhấn viết văn bản thay thế và thêm mô tả ảnh bằng các từ khóa có liên quan.
Để thêm văn bản thay thế vào ảnh hiện có, hãy mở ảnh và nhấn vào biểu tượng ba chấm, sau đó nhấn vào chỉnh sửa. Ở dưới cùng bên phải của hình ảnh, nhấn vào chỉnh sửa văn bản thay thế. Tiếp đến nhập văn bản thay thế của bạn, rồi nhấn vào dấu kiểm màu xanh lam.
Duy trì một tài khoản chất lượng
Kết quả tìm kiếm trên Instagram cũng dựa trên nguyên tắc đề xuất của Instagram. Điều đó có nghĩa là các tài khoản đi ngược lại các nguyên tắc này sẽ xuất hiện thấp hơn hoặc hoàn toàn không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Nguyên tắc đề xuất sẽ nghiêm ngặt hơn nguyên tắc cộng đồng. Tức là nếu bạn vi phạm nguyên tắc cộng đồng, nội dung của bạn sẽ bị xóa hoàn toàn khỏi Instagram. Nhưng nếu bạn đi ngược lại nguyên tắc đề xuất, nội dung của bạn sẽ vẫn xuất hiện trên nền tảng, nhưng sẽ khó tìm hơn.
Ngoài ra, Instagram còn tránh gợi ý, đề xuất kết quả tìm kiếm với những nội dung “chất lượng thấp, phản cảm hoặc nhạy cảm” cũng như các nội dung không phù hợp với trẻ nhỏ. Ví dụ như:
- Mồi tương tác
- Nội dung được sao chép từ một nguồn khác
- Nội dung hoặc tuyên bố gây hiểu lầm
SEO không chỉ để tối ưu trên website, mà bạn còn có thể sử dụng công cụ này để tối ưu các bài viết trên các phương tiện truyền thông xã hội khác. Trên đây là những mẹo SEO trên Instagram giúp xây dựng phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp bạn đến với khách hàng.
Chúc bạn thành công!
Theo Hootsuite