close
Marketing

Shoppertainment là gì? Xu hướng thống trị thương mại điện tử 2024

Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, thú vị trên đa dạng các kênh thay vì chỉ đơn thuần là mua hàng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những xu hướng mua sắm mới, trong đó có Shoppertainment.

Cùng HoangGH tim hiểu Shoppertainment là gì? Tại sao lại là xu hướng thống trị thị trường thương mại điện tử 2024?

Shoppertainment là gì

Shoppertainment là gì?

Shoppertainment là một từ ghép bởi hai yếu tố shopper (mua sắm, người mua sắm) và entertainment (giải trí), một xu hướng mua sắm online kết hợp với hình thức giải trí. Đây là hình thức giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả marketing và doanh số bán hàng, thúc đẩy người mua hàng nhanh chóng đưa ra quyết định và khiến họ tương tác lâu hơn với thương hiệu.

Shoppertainment bắt đầu từ đâu?

Xu hướng Shoppertainment bắt đầu phổ biến tại Trung Quốc từ năm 2016. Tuy nhiên phải đến khi đại dịch lan rộng, lệnh hạn chế phong tỏa áp dụng tại nhiều nơi trên toàn thế giới thì xu hướng mua sắm này mới thực sự lên ngôi.

So với tại khu vực châu Á, trường Bắc Mỹ có phần chậm chân hơn trong việc bắt kịp xu hướng Shoppertainment. Thế nhưng trong thời gian tới, doanh thu mảng mua sắm kết hợp giải trí tại Bắc Mỹ sẽ sớm đạt giá trị tỷ USD.

Các nền tảng mạng xã hội chính là nơi diễn ra hoạt động bán hàng kết hợp giải trí. Ngoài Tik Tok, Instagram, Facebook,.. Thì nhiều ông lớn trong ngành bán lẻ Amazon, AliExpress cũng tạo điều kiện để cá nhân và doanh nghiệp triển khai Shoppertainment. Trong đó, AliExpress chính là nền tảng tiên phong biến Shoppertainment trở thành một trào lưu.

Shoppertainment là gì

Thực trạng xu hướng Shoppertainment hiện nay

Theo báo cáo từ Retail Asia, shoppertainment đã và đang trở thành xu hướng mua sắm phổ biến ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Báo cáo cũng cho biết, khoảng 82% người mua muốn khám phá các thương hiệu mới để mua hàng trực tuyến thông qua các video ngắn và 55% người dùng thực hiện giao dịch mua không có dự định trước sau khi xem các video kết hợp với hình thức giải trí.

Dẫn đầu xu hướng mua sắm kết hợp với giải trí, trong năm 2022 vừa qua, TikTok đã ra mắt tính năng TikTok Shoppertainment đem lại cơ hội bạc tỷ cho doanh nghiệp và các TikToker thông qua hai hoạt động chính là TikTok Shop và TikTok Live. TikTok dự đoán Shoppertainment sẽ là trở thành xu hướng trong thời gian tới.

Chẳng hạn như TikToker Phạm Thoại với màn live huyền thoại 5 phút bán hết 100 chiếc bàn chải điện đã giúp anh chàng thu về tổng doanh thu lên tới 3 tỷ đồng.

Phạm Thoại live

Dưới đây là số liệu thống kê về tiềm năng phát triển của các hình thức shoppertainment trong tương lai:

  • Dự kiến vào năm 2025, thị trường shoppertainment toàn cầu đạt 1,2 nghìn tỷ đô la, riêng thị trường châu Á – Thái Bình Dương dự kiến đạt 1 nghìn tỷ đô la.
  • Tại Hoa Kỳ, thị trường shoppertainment dự kiến đạt 200 tỷ đô la vào năm 2025.
  • 63% người tiêu dùng có nhu cầu muốn tiếp xúc với các nội dung shoppertainment.

Lợi ích của Shoppertainment

Kỹ thuật số ngày càng phát triển kéo theo đó là sự bão hòa của các hình thức quảng cáo, gây ra nhiều khó khăn cho người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng. Cụ thể, có 26% người tiêu dùng muốn có thêm thời gian để cân nhắc mua hàng và 46% quyết định mua hàng vào một ngày khác; 89% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin cả trong và ngoài ứng dụng; 63% cần xem nội dung ít nhất 3-4 lần và 85% chuyển đổi ứng dụng trên hành trình mua sắm; 34% người tiêu dùng hoài nghi về các nội dung thương hiệu.

Shoppertainment là gì

Shoppertainment xuất hiện như một giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút tệp khách hàng tiềm năng của mình và khơi dậy cảm hứng trên con đường mua sắm trực tuyến tập trung vào trải nghiệm. Với xu hướng mua sắm kết hợp giải trí, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ, so sánh ưu nhược điểm giữa các thương hiệu, kênh bán hàng khác nhau, từ đó tiết kiệm thời gian tìm hiểu và đưa ra quyết định mua hàng.

Người tiêu dùng thường sẽ nói không với những lời chào hàng nhưng họ sẽ nói có với những trải nghiệm giải trí. Đó là lý do vì sao Shoppertainment sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho thương hiệu, gắn kết sự tương tác của khách hàng thông qua hình thức thương mại dựa trên nội dung, cũng như mở ra nhiều nguồn doanh thu mới trong bối cảnh thị trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt.

Đối tượng Shoppertainment nhắm đến

Đối tượng chính mà Shoppertainment nhắm tới là khách hàng trong độ tuổi từ 18 đến 34. Nhóm khách hàng này thường xuyên tham gia mạng xã hội và có nhu cầu mua hàng trực tuyến cao hơn các đối tượng còn lại.

Một nghiên cứu của nhà phân tích Forester vào năm 2021 cho thấy ⅔ khách hàng châu Âu hỏi đều quan tâm tới Shoppertainment. Đây được cho là cơ hội lớn cho những hãng bán lẻ, thương hiệu muốn tập trung triển khai chương trình mua sắm kết hợp giải trí.

Các hình thức của Shoppertainment

Bằng cách kết hợp việc mua bán online với hình thức livestream, game hoá, trải nghiệm thực tế ảo… nhằm tạo ra tương tác kỹ thuật số với khách hàng theo thời gian thực, các thương hiệu trên thế giới và cả Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng doanh số đáng kể trong nhiều năm qua.

Livestream bán hàng

Shoppertainment là gì

Livestream bán hàng không phải là hình thức quá mới mẻ, tại đây, người mua có thể nhìn thấy hình ảnh thực tế của sản phẩm, trao đổi trực tiếp với người bán, qua đó thúc đẩy chuyển đổi và gia tăng cảm xúc mua sắm. Vì sở hữu tính linh hoạt, do đó, hình thức này sẽ cho phép các nhà bán lẻ và thương hiệu thử nghiệm kết hợp nhiều loại hình giải trí khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng livestream phổ biến, có thể kể đến như Facebook Live, TikTok Live, Shopee Live…

AR

AR (cụm từ viết tắt của Augmented Reality) là hình thức thực tế ảo tăng cường, một giải pháp mua sắm giải trí tương đối mới mẻ và hấp dẫn với cả người dùng và thương hiệu. Hình thức này thường được xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là các ngành hàng thời trang và làm đẹp trực tuyến. Người dùng có thể sử dụng camera của máy ảnh trên điện thoại thông minh để trải nghiệm các sản phẩm trong thời gian thực mà không cần đến trực tiếp cửa hàng.

Shoppertainment là gì

Game hóa

Game hoá hay Gamification marketing là hình thức mua sắm lồng ghép khéo léo cơ chế của một trò chơi điện tử theo một cách sáng tạo và ấn tượng vào các hoạt động marketing. Mục đích chính là gia tăng sự tương tác, qua đó, giữ chân người dùng và thúc đẩy sự chuyển đổi.

Nghiên cứu của Bazaard Voice cho thấy: 70% người dùng muốn các yếu tố trò chơi (gaming elements) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến, và chỉ có 42% khách hàng muốn chơi trò chơi tại cửa hàng offline.

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ cùng với sự thay đổi liên tục trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, thông qua việc tìm hiểu Shoppertainment là gì hứa hẹn sẽ còn mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo, thú vị cho khách hàng, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho thương hiệu.

HoangGH

Tác giả HoangGH