SEO onpage là gì? Có ý nghĩa gì với các Search Engine và ảnh hưởng thế nào tới xếp hạng? Cùng mình điểm qua những bí kíp về chiến lược SEO onpage thành công nhé!
Mục lục
- SEO onpage là gì?
- Điểm khác nhau giữa SEO offpage và SEO onpage là gì?
- Các yếu tố SEO On-page quan trọng, bắt buộc có
- Kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage
- Xác định Keyword mục tiêu cho mỗi Page
- E-A-T
- Title: Thẻ tiêu đề trang
- Meta Description: Thẻ mô tả meta
- Keyword tag
- Heading tags: Headline <H1>,
- Image – Tối ưu hình ảnh
- Anchor text
- Internal link
- Cấu trúc URL thân thiện
- Tối ưu khả năng đọc: Làm nổi bật các phần text quan trọng
- Tạo liên kết ra ngoài trang (Outbound link) tới nguồn tin cậy
- Tích hợp các nút chia sẻ lên mạng xã hội
- Giữ chân người đọc ở lại trang lâu hơn
- User Engagement: Sự tham gia của người dùng
- Tối ưu điều hướng trang web
- Các yếu tố Onpage khác
- SEO On-page Checklist: 30+ điểm kiểm tra cho trang
SEO onpage là gì?
SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa các trang web để cải thiện xếp hạng cao hơn và kiếm được lưu lượng truy cập phù hợp hơn trong các công cụ tìm kiếm. On-page đề cập đến cả Content và mã code HTML của một trang có thể được tối ưu hóa, trái ngược với SEO Off-page có liên quan đến các backlink và các tín hiệu bên ngoài khác.
Ngoài việc xuất bản Content có liên quan, chất lượng cao, SEO on-page bao gồm việc tối ưu hóa Tiêu đề, thẻ HTML (title, meta và header) và hình ảnh của bạn. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo trang web của bạn có Chuyên môn cao, có thẩm quyền và đáng tin cậy (EAT).
Điểm khác nhau giữa SEO offpage và SEO onpage là gì?
Vai trò của SEO offpage và SEO onpage là gì? Nhìn chung, SEO onpage là mảng chịu trách nhiệm về phần nội dung và mã nguồn HTML của trang mục tiêu. Trái ngược với onpage, SEO offpage sẽ chịu trách nhiệm về phần xây dựng và tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài nhưng có ảnh hưởng đến trang web ví dụ như liên kết (backlinks), sự tương tác, chia sẻ trên các trang mạng xã hội …
Cả 2 công việc SEO on-page và off-page đều có vai trò nhất định trong việc cải thiện xếp hạng của trang web. Một website mặc dù làm tốt mảng SEO offpage nhưng không được tối ưu hóa onpage thì vẫn không thể có được thứ hạng cao nhanh chóng và dễ dàng như website được tối ưu hóa cả hai. Vì vậy, hãy hiểu rằng những hiểu biết về những điểm khác nhau giữa 2 loại SEO sẽ giúp chúng ta biết được cách dung hòa chúng trong cùng một chiến lược tối ưu hóa bất kỳ website nào vì hiển nhiên, giữa hàng trăm triệu website xuất hiện trên mạng Internet, không website nào giống website nào.
Các yếu tố SEO On-page quan trọng, bắt buộc có
Rất quan trọng
- Crawlability: Đảm bảo Bot có thể truy cập được trang để thu thập và đánh chỉ mục
- Unique: Nội dung Độc đáo, duy nhất có giá trị
- Speed: Tốc độ load trang nhanh 3-5 giây
- True Targeted Keyword: Lựa chọn đúng từ khóa mục tiêu cho Content
Quan trọng
- Keyword xuất hiện trong các Tag quan trọng như: Title, Description, H1, URL, Anchor text của internal link, ATL của ảnh
- Liên kết nội bộ trỏ đến những nội dung liên quan
- Giao diện đáp ứng, tương thích với nhiều thiết bị
- Dữ liệu có cấu trúc, giàu thông tin (Rich Snippets, Data structured)
- Nội dung được cập nhật thường xuyên
Khá quan trọng
- Keyword xuất hiện trong: Body content, Bold/Italic,
- Sử dụng Canonical chính xác
- Kiểm tra broken links
- Content thể hiện trực quan sinh động
- Valide W3C HTML, CSS, Javascript
- Hướng dẫn này sẽ hướng dẫn bạn qua các yếu tố quan trọng nhất của SEO Onpage.
Kỹ thuật tối ưu hóa SEO Onpage
Thời đại của Penguin 4.0 việc quá hăng hái xây dựng backlink về một trang mà không được tối ưu on-page sẽ không nhận được kết quả như mong đợi, nếu quá đà bạn có thể bị tuýt còi bởi Google Penguin. Để có kết quả SEO tốt thay vì tốn nhiều thời gian xây dựng backlink bạn nên tập trung vào các yếu tố trên trang để tạo kết nối giữa uy tín với Off-page và Onpage phù hợp.
Dưới đây là chia sẻ kỹ thuật thực hiện SEO On-page với các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất.
Xác định Keyword mục tiêu cho mỗi Page
Việc đầu tiên là cần phải xác định được từ khóa mục tiêu cho mỗi trang, bạn không làm việc này sẽ lãng phí thời gian và công sức cho các nỗ lực SEO sau này.
E-A-T
EAT, viết tắt của từ Chuyên môn, Tính thẩm quyền và Độ tin cậy, là khuôn khổ mà người đánh giá của Google sử dụng để đánh giá người tạo Content, trang web và các trang web nói chung.
Google luôn đặt nặng vấn đề nội dung chất lượng cao. Nó muốn đảm bảo rằng các trang web sản xuất nội dung chất lượng cao được thưởng bằng thứ hạng tốt hơn và các trang web tạo ra Content chất lượng thấp sẽ ít hiển thị hơn.
Có một mối quan hệ rõ ràng giữa những gì Google coi là Content chất lượng cao và những gì xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Gọi nó là mối tương quan hay nhân quả – dù nó là gì đi nữa, bằng cách nào đó, EAT đóng một vai trò nào đó trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền của Google. Có nghĩa là E-A-T phải được cân nhắc trong chiến lược SEO của bạn.
Một số cách cải thiện EAT cho SEO:
- Cải thiện danh tiếng thương hiệu của bạn
- Kiểm tra và cải thiện chất lượng Content hiện có của bạn
- Thêm tên Tác giả & tiểu sử cho tất cả Content
- Đầu tư vào thương hiệu cá nhân
- Cắt giảm hoặc Chỉnh sửa nội dung EAT thấp
- Làm cho nó dễ dàng truy cập và tiêu hóa
Title: Thẻ tiêu đề trang
Title tags: Thẻ tiêu đề của trang, thường được sử dụng trên trang kết quả của tìm kiếm (SERPs) hiển thị trong các đoạn preview, rất quan trọng đối với SEO và người dùng, bởi đây là thông tin bạn cung cấp cho người tìm kiếm.
Lưu ý về thẻ Title:
- Mô tả thông tin quan trọng nhất của trang
- Chứa từ khóa ngay phần đầu của thẻ
- Nội dung duy nhất, không trùng lặp cho từng page
- Độ dài từ 35 – 65 ký tự (không để quá ngắn hoặc quá dài)
Kết quả hiển thị khi tìm kiếm Google như sau
Hành động của người dùng có click đến trang của bạn không là do cách thức bạn đặt tiêu đề có đủ sức hấp dẫn, gây sự tò mò và lôi kéo được họ đến trang không, để có kỹ thuật đặt tiêu đề hiệu quả mời bạn tham khảo Kỹ thuật đặt TITLE tăng tỷ lệ chuyển đổi dưới đây:
Meta Description: Thẻ mô tả meta
Meta Descriptions là thuộc tính HTML cung cấp lời mô tả ngắn ngọn về nội dung của trang web. Meta description được sử dụng trong các kết quả tìm kiếm hiển thị preview cho trang web, tương tự như Title tag, là 2 thông tin quan trọng quyết định khách tìm kiếm có đến trang web của bạn không.
Thông tin thẻ Description thể hiện như hình phía trên của Title tag.
Một số lưu ý về Description
- Mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn
- Mô tả duy nhất, không trùng lặp cho từng trang
- Độ dài khuyến nghị từ 100-155 ký tự
- Đặt từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả
Keyword tag
Chúng ta có nghe Google không sử dụng yếu tố Meta Keyword trong xếp hạng do bị lạm dụng và nhồi nhét từ khóa quá nhiều, nhưng theo tôi khuyên bạn vẫn nên sử dụng Meta keyword một cách hợp lý khai báo 1 từ khóa mục tiêu 3-5 biến thể của từ khóa phù hợp với nội dung vẫn có giá trị với SEO.
Các thẻ Heading là yếu tố xếp hạng rất quan trọng với SEO đặc biệt là thẻ H1, các thẻ H2 nó giúp Cấu trúc và phân cấp Content trên trang rõ ràng thân thiện và dễ tiêu hóa hơn với cả người dùng và Search Engine
- H1: thường có nội dung tương tự thẻ Title, có chứa từ khóa ngay phía đầu và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang
- H2: nội dung tổ chức thành các mục và mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết, H2 có chứa từ khóa 1 lần, và chứa các biến thể của từ khóa.
- H3-H6: Tương tự như vậy sử dụng H3-H6 để phân cấp Content nếu mục cha của nó có nhiều mục con
Image – Tối ưu hình ảnh
- Công cụ tìm kiếm không hiểu thông tin hình ảnh vì thế bạn cần tối ưu hóa hình ảnh
- Hình ảnh liên quan rất quan trọng trong SEO
- 1 hình ảnh ấn tượng có thể có giá trị hơn 1000 lời nói vì vậy hình ảnh rất quan trọng trong nội dung của bạn và mỗi nội dung nên có ít nhất 3 hình ảnh, đặt ở ngữ cảnh nội dung liên quan để thể hiện rõ hơn về thông tin bạn muốn truyền tới tới người đọc.
- Tối ưu hình ảnh trước khi upload: Resize, Compression
- Chọn định dạng file: GIF, JPG, PNG
- Sử dụng tên ảnh, thuộc tính ATL, để mô tả ảnh
- Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang ví dụ: vi-tri-dat-tu-khoa-seo-onpage.png
- Dung lượng không nên quá 100K cho ảnh lớn, 50K cho ảnh trung bình, 30K cho ảnh nhỏ
- Đặt ảnh ở các vùng text có nội dung liên quan tới hình ảnh
Anchor text
- Anchor text là đoạn văn bản đặt trong siêu liên kết dẫn link sang một trang nội dung khác, thường sử dụng text màu xanh và gạch chân.
- Nếu 2 liên kết trong một bài viết cùng dẫn tới một URL thì chỉ liên kết đầu tiên được tính bởi Google, vì thế bạn hãy lưu ý không nên dùng quá 2 anchor text để dẫn tới cùng 1 URL.
- Trên một bài viết có thể dẫn nhiều anchor text theo từng mục trong nội dung và lưu ý dẫn trong ngữ cảnh tới các nội dung liên quan, đặt các từ khóa trong anchor text phù hợp với nội dung của trang đích được dẫn link
Internal link
Liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng domain của site
Liên kết nội bộ hữu ích nhất cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá liên kết có nội dung chất lượng.
Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ khách truy cập lâu hơn trên website. Sẽ giảm được tỷ lệ thoát (Bounce Rate).
Nếu trang trang web của bạn phong phú với đầy đủ các nội dung, sau đó bạn nên đặt tối thiểu 3 và tối đa 10 liên kết nội bộ trong một trang tùy thuộc độ dài của nội dung. Nhưng điều quan trọng là dẫn theo ngữ cảnh tới các trang liên quan.
Hãy cẩn thận không liên kết tới một trang quá hai lần vì Google chỉ tính đầu tiên, vì vậy điều thứ hai là lãng phí.
Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh một cách tự nhiên trong nội dung bài viết sẽ có giá trị tốt hơn các vùng điều hướng và tránh được các hình phạt của Google, lưu ý không nhồi nhét mật độ anchor text quá dày dễ bị quy vào SPAM.
Liên kết đặt phía đầu nội dung có giá trị hơn các liên kết sau
Liên kết anchor text tốt hơn đặt trong hình ảnh
Cấu trúc URL thân thiện
- URL thân thiện với người dùng và có chứa từ khóa
- Độ dài không quá 75 ký tự
- URL viết thường không dấu, không chứa các ký tự đặc biệt
- Không dùng nhiều quá 3 subfolder
Ví dụ cấu trúc URL tốt: https://hoanggh.com/huong-dan-cach-viet-bai-chuan-seo/
Tối ưu khả năng đọc: Làm nổi bật các phần text quan trọng
Việc làm nổi bật những cụm từ quan trọng trong bài viết giúp độc giả tập trung chú ý hơn tới những nội dung đó và giúp độc giả nắm bắt những thông tin chính của bài tốt hơn, tương tự như thế đối với các công cụ tìm kiếm.
Sử dụng các thẻ sau trong khi soạn thảo nội dung:
- Sử dụng các thẻ H1, H2, H3
- Sử dụng Anchor text
- Sử dụng keyword trong các thẻ Bold, Strong (B), In nghiêng (I), gạch chân (U)
Những từ quan trọng được làm nổi bật trong ví dụ sau:
Tạo liên kết ra ngoài trang (Outbound link) tới nguồn tin cậy
- Dẫn link sang các bài liên quan theo ngữ cảnh
- Dẫn link ra ngoài tới các nguồn tham khảo tin cậy và có chỉ số DA, PA cao tăng niềm tin với các công cụ tìm kiếm
- Số lượng liên kết ra ngoài khoảng 2-3 link cho mỗi bài viết, nên để Nofollow
Làm điều này thường dễ hơn làm, quy trình cơ bản là:
- Nằm trong top 10. Google thường lấy đoạn mã từ một trong những trang này.
- Đảm bảo rằng Google đã hiển thị một đoạn trích nổi bật cho nội dung tương tự (của site khác). Bạn sẽ sử dụng điều này để hiểu cách ‘trả lời’ truy vấn.
- Cung cấp câu trả lời trên trang của bạn. Google không thể lấy từ trang của bạn nếu nó không có ở đó.
- Sử dụng đúng định dạng. Đoạn văn, danh sách hoặc bảng — Google và những người tìm kiếm mong đợi thấy gì?
Nếu bạn có một số hình ảnh, công thức nấu ăn hoặc cơ hội đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) tốt (liệt kê bài viết, hướng dẫn cách làm, v.v.), bạn chắc chắn nên thêm đánh dấu vào nội dung của mình. Kiểm tra về Đanh dấu Dữ liệu có cấu trúc (Structured Data Markup) đã được triển khai chính xác chưa, bạn có thể sử dụng công cụ Rich Results Testing của Google.
Tích hợp các nút chia sẻ lên mạng xã hội
Như phần đầu bài viết đã trình bày, tương tác của mạng xã hội cũng là một yếu tố xếp hạng, vì vậy bạn nên tích hợp các Plug-in cho các mạng xã hội để người đọc dễ dàng chia sẻ bài viết của bạn.
Tích hợp các nút chia sẻ lên các mạng xã hội như
- Post bài viết lên các trang
- Google Site
- Blog Spot
Giữ chân người đọc ở lại trang lâu hơn
Cải thiện thiết kế làm tăng trải nghiệm người dùng:
- Thiết kế giao diện đẹp thu hút, đáp ứng cho các thiết bị desktop, tablet, mobile
- Điều hướng đơn giản dễ sử dụng, đặc biệt lưu ý trên bản mobile
- Sử dụng Font chữ dễ đọc
- Các đoạn không quá dài nên để 5-7 dòng cho mỗi đoạn
- Sử dụng các Heading H2, H3 tóm lược từng nội dung quan trong cho các đoạn
- Làm cho văn bản dễ đọc hơn, đánh dấu các text nội dung quan trọng dùng Bold, Strong, Italic
- Có khoảng trắng phân tách giữa các đoạn
- Viết nội dung dài từ 1500 từ trở lên
- Cấu trúc nội dung tốt, dễ dàng SCAN với người đọc và máy
Cải thiện chất lượng Content:
- Cung cấp nhiều thông tin có giá trị tới độc giả
- Đảm bảo nội dung website liên quan với từ khóa mục tiêu
- Viết bài với phong cách thú vị, hấp dẫn lôi cuốn
- Thể hiện nội dung đơn giản dễ hiểu, dễ làm theo, “Nếu bạn không thể giải thích cho đứa trẻ sáu tuổi hiểu được, thì chính bạn cũng không hiểu gì cả” – Albert Einstein
- Sử dụng video, hình ảnh, slides, inforgraphic
Xây dựng liên kết nội bộ theo ngữ cảnh
- Sử dụng internal link liên quan dẫn người đọc sang các bài viết liên quan cùng chủ đề
Kêu gọi hành động (CTA)
- Kích thích cái TÔI cá nhân của người đọc
- Kêu gọi hành động, khuyến khích người đọc bình luận về nội dung của bạn.
- Tích cực phản hồi comment và những câu hỏi của người dùng
Tốc độ tải trang nhanh chóng
- Tốc độ load trang nhanh 3-5s nếu không muốn người dùng bỏ qua và không buồn đến trang của bạn.
User Engagement: Sự tham gia của người dùng
Nâng cao các yếu tố SEO on-page của trang web của bạn chỉ là một nửa của trận chiến.
Một nửa còn lại nằm ở việc đảm bảo rằng người dùng sẽ không bị trả lại – mà thay vào đó, họ sẽ tiếp tục xem nội dung của bạn, tương tác với nội dung đó và tiếp tục quay lại để xem thêm.
Giữ chân người dùng tương tác là một thách thức lớn, nhưng chắc chắn là có thể làm được. Để tăng mức độ tương tác của người dùng, hãy tập trung vào các khía cạnh như tốc độ trang web, trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa nội dung, trong số những khía cạnh khác.
Tối ưu điều hướng trang web
Điều hướng trang web tốt giúp người dùng và search engine dễ dàng tìm đến các trang thông tin trên trang của bạn, tăng thời gian onsite
Các vùng điều hướng của site qua: Menu, Sidebar, Breadcrumb, Footer
Các yếu tố Onpage khác
* Structured Data: Dữ liệu có cấu trúc – Schema.org đánh dấu các vùng giàu thông tin của nội dung làm tăng tỷ lệ chuyển click từ tìm kiếm đến trang web của bạn.
* Sử dụng các thẻ mô tả thông tin của nội dung được cung cấp bởi các bên thứ 3 hỗ trợ chia sẻ lên các trang MXH lớn như:
- Open Graph của Facebook
- Twiter Card
* AMP – tăng tốc độ load trang web trong kết quả tìm kiếm của google, Xem cách cài đặt AMP cho trang web
* Robots.txt file khai báo các tài nguyên cho phép hoặc chặn các bot truy cập
User-agent: * (cho phép bot truy cập toàn site)
Disallow: /bin/ (Hạn chế không cho BOT truy cập thư mục BIN)
* sitemap.xml hỗ trợ bot thu thập và đánh chỉ mục dễ hơn với các URL được liệt kê trong file sitemap
SEO On-page Checklist: 30+ điểm kiểm tra cho trang
Danh sách các yếu tố SEO cần kiểm tra sau khi thực hiện SEO onpage, check lại thủ công và dùng các công cụ hỗ trợ check Onpage như SEO Quake, Moz Bar
Check SEO Onpage với SEO Quake, Từ khóa xuất hiện trong các Tags SEO quan trọng là OK
Checklist keyword: Kiểm tra Vị trí xuất hiện từ khóa trên trang
- Từ khóa xuất hiện ở TITLE
- Xuất hiện ở URL
- Xuất hiện ở thẻ mô tả Description
- Xuất hiện trong thẻ H1
- Xuất hiện ở đoạn đầu tiên của nội dung
- Xuất hiện trong thuộc tính ALT của ảnh, trong tên ảnh
- Xuất hiện trong Body
- Xuất hiện trong các heading H2, H3 (sử dụng từ khóa phụ, biến thể từ khóa)
- Phân bổ đoạn đầu, giữa và cuối trang
- Xuất hiện trong thẻ B, U, I
- Xuất hiện trong Internal, External link
Mật độ từ khóa
Chiếm khoảng 1,5-2% (words count)
Video về mật độ từ khóa của Matt Cutts:
Một số lưu khác khi tối ưu On-page
- Nên sử dụng từ khóa đuôi dài
- Số lượng từ cho mỗi nội dung tối tiểu 500 từ
- Nên sử dụng các nội dung có số lượng từ dài từ 1500 từ trở lên
- Thêm multimedia vào nội dung như video, slides, infographic
- Tối ưu hình ảnh trước khi upload: resize, nén
- Tối ưu tốc độ load trang
- Cuối bài viết nên khuyến khích yêu cầu người dùng có hành động (chia sẻ, comment, mua hàng)
- Không sử dụng quá 1 thẻ H1 cho mỗi trang
- Không nhồi nhét từ khóa
- Không sử dụng nội dung lặp tương tự ở các thẻ H2, H3
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về Kỹ thuật Tối ưu SEO On-page để có được thứ hạng tốt trong các kết quả tìm kiếm, nhưng điều quan trọng bạn cần phải nhớ:
- Không được đánh lừa công cụ tìm kiếm
- Hãy tập trung vào cung cấp những giá trị thực sự hữu ích cho độc giả
- Để có được thứ hạng cao nhất nếu bạn cung cấp được và truyền tải được thông tin về chủ đề của bạn tốt hơn nhất, hấp dẫn và hữu ích cho người đọc. Vì vậy hãy tạo ra nội dung để độc giả yêu mến bạn khi đó công cụ tìm kiếm sẽ yêu mến bạn.
Đó là những kiến thức được tối áp dụng cho các dự án SEO và chia sẻ với bạn. Chúc các bạn thành công!